Sự khác biệt trong mâm cỗ ngày Tết ở ba miền đất nước

Mâm cỗ ngày Tết là mâm cơm chuẩn bị để dâng lên ông bà, tổ tiên. Mỗi một món ăn là sự tinh tế tỉ mỉ và bàn tay khéo léo của người phụ nữ của gia đình. Nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những món ăn khác nhau. Cùng Focus Asia Travel xem qua mâm cỗ ngày Tết của cả ba miền Bắc – Trung – Nam nhé.

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết

Mâm cỗ Tết cũng là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt. Tết cổ truyền tượng trưng cho khởi đầu cho một năm mới, mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn người ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ Tết đầy đủ để tưởng nhớ đến ông bà, Tổ tiên,cầu mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, học hành tấn tới, gia đình sung túc làm ăn phát tài phát lộc.

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Với người miền Bắc, mâm cỗ Tết gồm có 4 chén, 4 đĩa làm chủ đạo tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Mâm cỗ lớn thì 6 chén, 6 đĩa hoặc 8 chén, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Mâm cỗ Tết xưa được bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, song hành với chén chiết yêu và đĩa cây mai.

mâm cỗ ngày tết

Bốn chén chính trong mâm cỗ Tết gồm một chén chân giò lợn hầm măng, một chén bóng thả, một chén miến và một chén mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt heo, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Những món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho, tất cả bày vào đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết thêm đa dạng, đầy đủ lại đẹp mắt.

Ngoài ra, mâm cỗ Tết người miền Bắc thì không thể thiếu bánh chưng xanh, xôi gấc và đĩa dưa hành muối. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến, xuân về lòng người lại xốn xang rạo rực với:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh…”

Xem thêm: Những món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết Miền Bắc Việt Nam

Mâm cỗ Tết miền Trung

Với người dân miền Trung khi Tết về, trên mâm cỗ Tết miền Trung không thể thiếu bánh tét, nem chua, thịt giấm. Riêng người Huế thì mâm cỗ phải có đĩa giò lụa, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc…

mâm cơm ngày Tết

Mâm cỗ Tết miền Nam

Những món ăn ngày Tết của người miền Nam cũng có phần phong phú hơn cả với món nem, bì, lòng heo khìa, giò heo, lạp xưởng tươi, gỏi… Mâm ngũ quả, món gỏi gà luộc xé phay và củ hành, kiệu là món thường được bày trên mâm cỗ mọi thứ mang một ý nghĩa cho một năm mới sung túc, đầy đủ tất cả được thể hiện qua mâm ngũ quả cầu – dừa – đủ – xoài – sung. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu được cánh mày râu rất ưa chuộng khi nhậu ngày Tết.

mâm cỗ ngày tết

Bên cạnh đó, hai món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Theo quan niệm của ngưởi miền Nam, “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn.

mâm cỗ ngày tết

Cho dù có sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết, song chúng đều mang ý nghĩa rất lớn nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Mong muốn cả gia đình được quây quần, đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết truyền thống, cầu mong một năm mới phát tài – an khang – thịnh vượng.

Mâm cỗ ngày Tết ở ba miền tuy có đôi phần khác biệt nhưng nhìn chung đây là một phần không thể thiếu góp mặt tạo nên không khí ngày Tết của Việt Nam. Focus Asia Travel chúc bạn có những Tết thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.

 Xem thêm: Những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam
So sánh sự khác biệt phong tục ngày Tết ở ba miền Bắc – Trung – Nam