Khám phá tình yêu vô bến với Chocolate của người Bỉ

Khi nhắc đến Bỉ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến socola, đây là một thứ đồ ngọt dễ dàng gây nghiện và làm say lòng bao cô gái. Một chuyến du lịch châu Âu đến với Bỉ để tìm hiểu văn hóa cũng như cách làm ra socola sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho kì nghỉ của bạn. Xứ sở socola lại có những tòa lâu đài vô cùng mỹ lệ, cùng nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú. Do đó, đã thu hút được hàng triệu khách du lịch đến với “trái tim của châu Âu” này.

10 thương hiệu chocolate Bỉ - Pierre Marcolini

Món ăn của quốc gia Bỉ

“Người Bỉ khó có thể tồn tại mà không có chocolate”, một trong những nhà sản xuất chocolate nổi tiếng của đất nước, Frederic Blondel, cho biết. Tại xưởng chocolate của ông, mọi người có thể đến để thưởng thức đủ loại chocolate từ truyền thống đến các loại mới như trà xanh, nhục đậu khấu, húng quế, thì là…

“Chúng tôi đang cố tìm ra hương vị và mùi chocolate khiến mình hài lòng nhất”, một nhân viên làm chocolate tại Brussels nói. Nhiều người còn lại cũng suy nghĩ tương tự. Họ quan tâm tới cảm nhận với những viên chocolate của người dân nước mình, hơn là làm hài lòng cả thế giới.

Nguồn gốc chocolate tại Bỉ

Từ thế kỷ XIX thì tài năng của những người thợ làm bánh ngọt cùng những nhà sản xuất bánh bích quy nổi tiếng ở Bỉ đã sáng tạo ra các loại socola, chúng được trộn cùng các loại nhân muôn màu muôn vẻ. Kể từ khi đó thì niềm đam mê của người Bỉ đối với socola đã biến đất nước này trở thành một ” xứ sở socola”. Khi sản xuất một lượng lớn hơn 172.000 tấn socola trong một năm, và có hơn 2.000 cửa hàng chuyên bán socola ở khắp nước Bỉ.

Sau khi socola đã được xem là một di sản quốc gia ở Bỉ, thì bây giờ socola đã có bảo tàng của riêng mình tại thủ đô Brussels nhằm giúp du khách tham quan, văn hóa lịch sử và thưởng thức món ăn vặt được chế biến từ cây cacao này. Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá dây chuyền sản xuất ra socola, bắt đầu từ công đoạn thu hoạch trái cacao cho đến việc sản xuất ra đủ các loại socola ngọt ngào.

Người Bỉ thành công nhất thế giới với socola cũng theo cách mà người Đức đã sản xuất ra những chiếc ô tô tốt nhất thế giới hay người Nhật làm được sushi ngon hơn bất kỳ nước nào khác: đó là công thức gia đình được truyền từ đời này sang đời khác. Socola ở Bỉ thường được làm thủ công chứ không sản xuất hàng loạt với số lượng lớn theo kiểu công nghiệp và những người thợ socola luôn tìm tòi sáng tạo trong khi sản xuất. Socola được sản xuất từ hạt cacao thông qua một quá trình chế biến bao gồm nhiều công đoạn.

Quá trình chế biến phức tạp

Hạt cacao được rang rồi bóc vỏ và xay mịn thành bột, trong bột này có chứa bơ cacao. Bơ ca cao được chiết xuất riêng, còn lại được xay ra để thành bột cacao mịn và bơ cacao. Thành phần làm nên socola là bột cacao, bơ cacao và đường. Chất lượng hạt cacao, kỹ thuật rang xay và tỷ lệ bơ cacao góp phần quyết định chất lượng của socola. Ở Bỉ và Thụy Sỹ, hai nước sản xuất được socola ngon nhất thế giới, tỷ lệ bơ cacao ở mức khoảng 35 đến 50%.

Bậc thầy của ngành sản xuất socola Bỉ phải kể đến Joseph Draps người khai sinh ra thương hiệu Godiva và Jean Neuhaus, người khai sinh ra thương hiệu Neuhaus. Và chính sự sáng tạo của những người thợ bậc thầy như thế này mang đến công thức socola riêng của nước Bỉ, khiến cho nó khác biệt với các loại socola khác trên thế giới.

Neuhaus là người đầu tiên trong ngành công nghiệp socola thế giới nghĩ ra cách tạo ra các viên socola có vỏ cứng để chứa nhân bên trong. Kết hợp với tỷ lệ bơ ca cao cao hơn loại thường, từ 32 đến 39%, loại socola có vỏ ngoài cứng bao chặt lấy lớp nhân bên trong một cách hoàn hảo không khiếm khuyết giúp đảm bảo cho chất lượng socola bên ngoài mà vẫn giữ được chất lượng nhân bên trong.

Kết luận

Hiện nay, mối liên kết giữa “Bỉ – chocolate” đã trở thành một thương hiệu quốc gia, dễ nhận biết giống “Thuỵ Sĩ – ngân hàng và đồng hồ”. Người Bỉ cho biết có nhiều loại chocolate dành riêng cho người dân của họ, và có những loại cho du khách. Đến thủ đô Brussels Bỉ, du khách có thể mua chocolate làm quà tại các cửa hàng gần quảng trường trung tâm và bức tượng “Manneken Pis” (Chú bé đi tiểu). Các cửa hàng chocolate ở Bỉ đều được trang trí theo phong cách cổ điển và bắt mắt với những đài phun chocolate lỏng nơi cửa sổ.