Mâm cúng tất niên năm 2020 đủ đầy sung túc trong năm Canh Tý

Cuối năm là dịp mỗi người dù đi xa cũng trở về bên người thân gia đình.Cả một năm dài với nhiều những khó khăn mệt mỏi hay những điều chưa được như ý hãy tạm gác sang một bên. Chẳng phải, đã từ rất lâu rồi, gia đình ta mới lại sum họp đầy đủ tới vậy trong bữa cơm cúng tất niên đón giao thừa 2020 hay sao?!

Vào thời khắc giao thừa, gia đình nào cũng chuẩn bị cả mâm cúng ở trong nhà và ngoài trời để cầu mong năm mới phát tài, nhiều sức khỏe, bình an. Cùng Focus Asia khám phá ý nghĩa mâm cơm cúng tất niên, và cách chuẩn bị mâm cơm đón giao thừa 2020 cho một năm đủ đầy sung túc nhé…

mâm cơm tất niên

Cúng Tất Niên 2020 Canh Tý

Cúng tất niên là gì? Vì sao cúng tất niên

Người Việt quan niệm ngày Tết không chỉ dành cho người sống nên sau khi dọn dẹp nhà cửa tươm tất, mỗi gia đình thường cúng mâm cơm để mời ông bà về ăn Tết.

Lễ cúng Tất niên là phong tục của mọi gia đình Việt Nam mỗi dịp cuối năm, là một trong những nét đẹp văn hóa mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, sự tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên của con cháu mà lễ cúng Tất niên còn là dịp các gia đình quây quần bên nhau sau một năm tất bật.

mâm cơm ngày tất niên

Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, với các món ăn truyền thống. Sau khi thắp nhang cho ông bà xong, mọi người sẽ ngồi xuống để cùng nhau ăn uống, ôn lại chuyện của năm qua.

Năm hết tết đến, mọi giận hờn sẽ đều được xóa bỏ để cùng nhau hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Tục cúng tất niên cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Việt.

Lễ cúng tất niên ở miền Nam

Ở miền Nam, mọi nhà thường có thêm mâm cơm đặt bên ngoài cửa

Lễ cúng tất niên ở miền Nam, nhiều gia đình còn bày thêm một mâm cúng ở ngoài sân dành cho những người “mồ xiêu mả lạc”, những chiến sĩ, đồng bào tử vong, để cho những người này cũng có “mâm cơm Tết”.

cúng tất niên là gì

Mâm cơm tất niên cúng không cần quá cầu kỳ mà quan trọng là lòng thành. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng (bánh tét). Các món ăn truyền thống ngày Tết được bày biện đẹp mắt.

Sau mâm cơm tất niên, các gia đình chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch.

Chuẩn bị đồ lễ cúng tất niên

Mọi người có thể tham khảo thêm cách chuẩn bị đồ lễ cúng lễ Tất Niên để chuẩn bị mâm cúng sao cho hợp lý và tươm tất nhất. Thông thường sẽ không thể thiếu những đồ lễ như hương hoa, vàng mã, mâm ngũ quả, rượu, trầu cau, đèn nến, bánh chưng…

Cùng với đó là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy theo từng gia đình với các món ăn ngày tết theo truyền thống ở địa phương. Mâm cỗ phải trình bày đầy đặn, đẹp mắt, thể hiện sự tươm tất, trang nghiêm của gia đình.

Mâm cơm tất niên gồm những gì?

Những năm gần đây, một số gia đình có thay đổi ngày cúng tất niên, có thể sớm hơn 1-2 ngày để có thể đến được nhà nhau chung vui, chúc mừng cho một năm mới may mắn, bình an.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị, tùy từng vùng miền mà cỗ cúng có những đặc trưng riêng.

Ở miền Bắc, một mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm những món sau:

– Bánh chưng/ bánh tét

– Giò lụa

– Gà luộc

– Thịt đông

– Nem rán

– Miến xào lòng gà

– Canh măng

– Xôi

Ở miền Trung, mâm cúng có thể khác biệt một chút. Mâm cúng ở miền Trung thường gồm: bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.

Mâm cúng tất niên miền Nam gồm các món: bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, nem rán, chả giò, dưa giá, củ kiệu.

ý nghĩa mâm ngũ quả cúng tất niên

Ngoài các món mặn, bạn cần mua thêm hoa quả, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã, hương, đèn, trầu cau, trà rượu.

Mâm ngũ quả: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ.

Cách bày mâm cúng tất niên

Mâm cúng mặn sẽ được đặt ở một chiếc bàn con, bên dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã sẽ được đặt ở trên bàn thờ. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi lên bàn thờ.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

>>Xem ngay: Bài cúng tất niên chiều 30 tết chuẩn 

Văn cúng tất niên đúng chuẩn

Với bài văn cúng tất niên này chắc chắn các bạn có thể ứng dụng và lựa chọn cho mình bài khấn phù hợp đúng chuẩn để tiến hành cúng lễ hợp lý nhất.

văn cúng tất niên

Cúng tất niên năm 2019 ngày nào tốt?

Thông thường thì cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm là ngày 30 tháng chạp hay 29 tháng chạp. Tuy nhiên điều này không bắt buộc, tùy thuộc vào điệu kiện gia đình cũng như nhiều gia đình muốn tổ chức họp mặt có thể chọn vào những ngày khác nhân dịp cuối năm đều được. Các gia đình có thể cúng tất niên trước đó nhưng lễ cúng phải đảm bảo chu toàn và thành tâm.

Tuy nhiên trong năm 2019 này, theo các chuyên gia phong thủy thì việc cúng tất niên đẹp nhất vào ngày 29 và 30 tháng chạp. Các bạn có thể chọn ngày này để cúng tất niên, tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới 2020 ấm áp và hạnh phúc nhât các bạn nhé.

Cúng trừ tịch (Cúng giao thừa) 2020 

Cúng trừ tịch là gì? Vì sao cúng giao thừa

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, được cử hành vào đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.

chú ý khi cúng giao thừa
Người Việt xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới. Vì vậy, cần phải có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới.

Do đó, có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan (thần giúp việc cho vị Hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian rồi sau 12 năm mới quay trở lại.

Cúng giao thừa

Vì việc bàn giao tiếp quản diễn ra hết sức khẩn trương nên các vị không có thời gian vào bên trong nhà mà chỉ có thể ở ngoài sân chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì vậy mà nhiều người tin rằng mâm cúng càng thịnh soạn sẽ càng được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Còn mâm cúng giao thừa trong nhà để thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, là lúc đất trời giao hòa, vạn vật cùng chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới.

Chính vì vậy, mâm cúng giao thừa của mỗi gia đình thường được chăm chút để cảm ơn đất trời, ông bà tổ tiên. Ngày trước, vừa xong mâm cơm cúng tất niên vào chiều 30 Tết, cả nhà lại cùng nhau chuẩn bị mâm cúng giao thừa.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa

Như đã chia sẻ trước đó, mâm cỗ cúng giao thừa gồm 2 mâm khác nhau, 1 mâm cúng trong nhà, 1 mâm cúng ngoài trời.

Mân cúng giao thừa trong nhà gồm:

 

mâm cúng giao thừa trong nhà

– Mâm cúng mặn với các món ăn truyền thống ngày Tết như: Gà luộc, bánh chưng, giò lụa, xôi gấc hoặc xôi đỗ, canh miến… Tùy thuộc vào từng gia đình, từng địa phương mà các món ăn sẽ được thay đổi khác nhau.

– Sớ cúng giao thừa (sớ có thể có hoặc không, không bắt buộc)

– Mâm ngũ quả

– Hoa, nến, cau trầu

– Tiền vàng mã, mũ loại không có cánh chuồn

Một số gia chủ thắc mắc nên cúng giao thừa cỗ chay tốt hơn hay cỗ mặn tốt hơn. Tuy nhiên điều này không quá bắt buộc, tùy vào từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà phù hợp, quan trọng là tấm lòng thành kính.

Mâm cúng ngoài trời gồm:

mâm cúng giao thừa ngoài trời

– Thủ lợn hoặc có thể thay bằng gà trống tơ

– Bánh chưng

– Đèn nến

– Vàng mã

– Hoa tươi

– Trầu cau

– Rượu, trà

– Một chiếc mũ chuồn

Chú ý, nếu cúng bằng gà trống thì cần chọn loại gà trống tơ, mới tập gáy, có mỏ vàng, mào cờ và quan trọng là chưa từng đạp mái.

Với mâm cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ nên đặt mâm cỗ cúng hướng Bắc hoặc hướng Đông, tùy vào hướng nhà của gia chủ.

Khi đặt mâm cỗ, cần chú ý để ở nơi sạch sẽ, nên đặt trên mâm thêm 1 bát gạo. Đĩa muối sau khi cúng thì đem rắc xung quanh nhà để trừ tịch.

Cúng giao thừa ngoài trời hay trong nhà trước?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới.

Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa như một buổi tiệc tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới về với gia đình.

Chuyên gia phong thủy cho hay, cúng giao thừa nên chuẩn bị lễ cúng ngoài trời trước để “nghênh tân, tiễn cửu” – tức đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ rồi mới đến làm lễ trong nhà.

Tùy thuộc vào từng gia đình, vùng miền, địa phương mà mâm lễ cúng cũng như phong tục cúng sẽ có những sự khác biệt.

Lời kết

Đêm giao thừa đã cận kề, tất cả chúng ta hãy tạm gác tất cả những lo toàn bộn bề của cuộc sống để quây quần bên gia đình, người thân chuẩn bị mân cơm tất niên thật tươm tất. Hy vong với những chia sẻ về mâm cơm cúng tất niên và mâm cơm cúng giao thừa trên đây sẽ hữu ích với Quý độc giả. Focus Asia Travel xin kính chúc mọi người một năm 2020 tràn ngập niềm vui và đủ đầy.

 

Tags: