Tham quan quần thể hang động Ellora huyền bí
Tọa lạc tại ngọn đồi Charanandri nằm cách thành phố Auranqabad thuộc tiểu bang Maharashtra của Ấn Độ khoảng 30 km, quần thể hang động Ellora chính là điểm đến lý tưởng dành cho du khách thích tìm hiểu nét kiến trúc chạm khắc trên đá độc đáo của người xưa ở vùng Nam Á. Không chỉ thế, nơi đây còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Đặc điểm nổi bật trong toàn bộ quần thể hang động Ellora chính là những công trình tôn giáo được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc chạm khắc trên đá nguyên khối rất độc đáo. Có tất cả 34 động đền thờ và động tu viện của đạo Phật, đạo Hindu và đạo Giai-na nằm bên trong khuôn viên quần thể hang động Ellora.
Trong đó, hang động Phật giáo gồm 12 công trình (động số 1 – 12), hang động Hindu giáo gồm 17 công trình (động số 13 – 29), hang động Giai-na giáo gồm 5 công trình (động số 30 – 34).
Những công trình kiến trúc cổ xưa này đã được xây dựng vào thế kỷ V – thế kỷ X. Đây chính là những minh chứng sống động cho thời kỳ hưng thịnh của các tôn giáo nói trên trong lịch sử Ấn Độ lúc bấy giờ.
Xem thêm: Những điểm du lịch Budapest thu hút khách du lịch nhất.
Kailasa – Ngôi đền 1.500 tuổi
Đền Kailasa là trung tâm của của quần thể Ellora có niên đại lên đến 1.500 năm tuổi. Đến nay vẫn không ai giải thích được bằng cách nào người ta có thể tạo ra kiến trúc bí ẩn ấy bởi vì chúng được đục đẽo từ một tảng đá nguyên khối với các họa tiết phức tạp.
Sự hình thành
Giả thuyết cho rằng, từ không gian cách đây hơn ngàn năm, một tia laser khổng lồ đã bắn thẳng xuống vùng đất này, để rồi khắc nên hình thù của ngôi đền kỳ diệu vào trong một ngọn núi giống như một chiếc khuôn, và chỉ cần ép xuống là tạo ra hình hài.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học và sử học đã đặt ra giả thuyết và cho rằng, công trình này do chính các công nhân đã làm việc liên tục 12 giờ một ngày, kể cả mưa bão hay lễ hội bằng cách mỗi ngày họ phải tách 60 tấn đá, tức mỗi giờ là 5 tấn để tạo ra được một công trình đồ sộ như thế.
Một điều lạ lùng là năm 1682, Vua Aurangzeb-một tín đồ Hồi giáo sùng đạo đã cho hàng ngàn người phá hủy kiến trúc lịch sử này. Nhưng có vẻ đây là nhiệm vụ bất khả thi, vì suốt 3 năm các binh lính không thể làm gì được ngôi đền ngoài việc phá hủy vài bức tượng. Cuối cùng, Vua Aurangzeb phải từ bỏ ý định đó. Người Hindu tin rằng đây là sức mạnh của các thần linh.
Đền Kailasa được xây dựng từ một khối đá duy nhất, sâu 50m, rộng 33m và cao 30m, biến nó trở thành một trong những công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất hành tinh, do được chạm khắc ra từ một khối đá đơn lẻ.
Theo các chuyên gia, đền Kailasa đứng ở vị trí thứ 16 trong tổng số 34 hang động được đục khắc từ các khối đá xung quanh. Các học giả chính thống cho rằng quần thể hang động cổ đại này được xây dựng đâu đó trong khoảng thế kỷ thứ 5 – 10 SCN, nhưng rất nhiều người khác không đồng tình, họ cho rằng những hang động này cổ xưa hơn rất nhiều.
Cả ngôi đền được tạc nên để tôn thờ vị Thánh Shiva tối cao của đạo Hindu. Điện chính thờ Linga được xem là dương vật của thần Shiva. Ngay cả trên trần của ngôi đền, người ta vẫn có thể tạc được những hình thù tinh xảo.
Ngôi đền này có hình dáng mô phỏng theo một ngọn núi ở Tây Tạng có lên là Kailash hay núi Ngân Sơn, được xem là nơi trị vì của vị thần Shiva quyền lực, ngọn núi mà thế giới mệnh danh là “vũ trụ tâm linh”, cũng là nơi duy nhất ngày xưa Đức Phật và 500 vị A la hán đặt chân đến.
Bên trong kiến trúc này là các cột trụ, cửa sổ, các gian phòng. Ở trung tâm chánh điện có một linga bằng đá khổng lồ. Các vị thần được chạm khắc bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva.
Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu – vị thần bảo vệ, đây cũng là một trong 3 vị thần tối tượng của Ấn Độ giáo bên cạnh Shiva và Brahman. Bên cạnh thần Shiva là 2 cột trụ lớn và những tác phẩm điêu khắc miêu tả những câu chuyện liên quan đến vị thần này. Tất cả các chi tiết đều rất tinh tế.
Nhìn từ bên ngoài ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được tạc từ một khối đá duy nhất này, chúng ta sẽ thấy một kiến trúc hình chữ U. Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần. Trước chính điện là tượng con bò Nandi, nó chính là vật cưỡi của thần Shiva, nên trước các điện thờ vị thần này luôn có tượng của nó.
Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần. Trong khuôn viên của nơi thờ phụng này có rất nhiều tượng voi. Nhiều người hài hước cho rằng, nhìn từ trên cao Kailasa giống như được một đàn voi bảo vệ.
Dọc theo vách núi có rất nhiều hang động Hindu khác được tìm thấy, được tạc thành trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 6 đến cuối thế kỷ thứ 8. Trong đó hang động số 29 cũng được xem là hang đẹp nhất, có một tầm nhìn rộng mà vào mùa mưa, khách du lịch có thể nhìn ngắm một ngọn thác đổ từ trên núi xuống rất đẹp.
Ellora kỳ bí và đồ sộ vẫn tồn tại bền vững hàng ngàn năm này đã dẫn dắt biết bao du khách từ ngạc nhiên này đến sửng sốt kia. Đến quần thể hang động Ellora không chỉ để chiêm ngưỡng một kỳ quan của người xưa để lại, mà còn là dịp tìm hiểu sâu hơn tín ngưỡng tôn giáo của nhân loại.
Focus Asia Travel