Khám phá những phong tục đón năm mới độc lạ trên thế giới

Cho dù phong tục đón năm mới tại các nơi trên thế giới có sự khác nhau nhưng đều có điểm chung là giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và chung một mục đích, đó là cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành đến với mọi người.

12 quả nho may mắn – Tây Ban Nha

Ở Tây Ban Nha và một số quốc gia Mỹ Latinh, truyền thống năm mới là ăn 12 quả nho, một quả cho mỗi tháng trong năm tới, để đảm bảo sự thịnh vượng. Theo phong tục, người Tây Ban Nha ăn một quả nho với mỗi lần chuông reo vào lúc nửa đêm. Cách họ ưa thích là cắn một miếng, sau đó nuốt cả nửa quả nho. Truyền thống này có từ năm 1909, khi những người trồng nho ở Alicante nảy ra ý tưởng này để bán được nhiều nho hơn sau một vụ thu hoạch đặc biệt.

Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng đây là một thách thức không dễ thực hiện. Người dân phải ăn mỗi quả nho tương ứng với mỗi tiếng chuông và trước khi tiếng chuông cuối cùng điểm thì 12 quả nho phải trôi hết qua cổ họng, bằng không trong năm mới sẽ không suôn sẻ mọi việc.

Đổ chì – Đức

Bạn có muốn biết trước “vận” của mình trong năm mới? Tại Đức, phong tục đón năm mới kỳ lạ là đốt nến làm tan chảy miếng chì nhỏ trên thìa, nấu chảy trên ngọn nến, sau đó đổ chất lỏng vào nước lạnh.

Những hình dạng kỳ lạ từ Bleigießen (đổ chì) được cho là sẽ tiết lộ những gì mà năm tới sẽ mang lại. Nếu viên chì tạo thành một quả bóng, vận may sẽ lăn theo một chiều, trong khi hình dạng của một chiếc vương miện có nghĩa là sự giàu có, một cây thánh giá biểu thị cái chết và một ngôi sao sẽ mang lại hạnh phúc.

Làm vỡ đĩa – Đan Mạch

Trong khi đó, người Đan Mạch có truyền thống đón năm mới độc đáo là “đập vỡ dĩa” để mang lại may mắn. Cụ thể, vào đêm giao thừa, họ ném dĩa vào trước nhà của người bạn hay hàng xóm.

Sáng hôm sau, đống đồ sứ vỡ càng lớn thì gia chủ càng có nhiều bạn bè chúc may mắn trong năm tới. Tuy nhiên, trong thời đại của cuộc sống chung cư và đô thị hóa truyền thống đó đang mất dần, nhưng sẽ mang lại niềm vui cho những ai vẫn còn thực hành nó.

Đốt bù nhìn – Ecuador

Tại Columbia và Ecuador, người dân làm hình nộm người hoặc búp bê hình người giống hệt những người họ “không ưa” hoặc người mất trong năm qua, sau đó đem đốt vào đêm giao thừa để xua đuổi tà ma trong năm mới.

Cũng tại Ecuador, vào dịp năm mới, người dân cầm một chiếc vali rỗng và chạy vòng quanh khu phố để lấy may mắn.

Người Ecuador thực hiện điều này với mong muốn những chuyến đi trong năm tới của họ sẽ diễn ra suôn sẻ. Nếu không muốn chạy, họ có thể cầm xách vali ra vào cửa 12 lần.

Bước chân đầu tiên – Scotland

Trong văn hóa dân gian Scotland, “bước chân đầu tiên”, còn được gọi là quaaltagh hoặc Qualtagh, là người đầu tiên vượt qua ngưỡng cửa sau nửa đêm.

Một người đàn ông cao, tóc đen với những món quà như tiền xu, than, bánh mì, muối và một chút rượu whisky được cho là sẽ mang lại may mắn nhất cho gia đình. 

Thả khoai tây – Mỹ

Vào đêm giao thừa, người dân ở trung tâm thành phố Boise, Mỹ sẽ chào đón năm mới bằng cách thả một quả cầu khổng lồ mô phỏng hình của khoai tây từ trên trời xuống. Hơn 40.000 khán giả đến xem “GlowTato” nặng 400 pound được thắp sáng bên trong.

Các địa điểm đón Giao thừa khác ở Mỹ bao gồm Brasstown, N.C. ( là hình một loài thú có túi), Bethlehem, Penn. (Peep – một loại kẹo marshmallow địa phương nặng 200 pound) và Port Clinton, Ohio (một con cá khổng lồ có tên Wylie the Walleye).

108 tiếng chuông – Nhật Bản

Vào lúc nửa đêm, các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản rung chuông 108 lần để xua tan 108 đam mê xấu xa mà tất cả con người mắc phải, theo Phật giáo. Người Nhật tin rằng joyanokane, tiếng chuông rung lên sẽ tẩy sạch tội lỗi của họ trong năm trước.

Theo truyền thống 107 chiếc chuông được rung vào ngày cuối cùng của năm và lần thứ 108 của năm mới. Nhiều người ăn mì kiều mạch được gọi là toshikoshi soba vào đêm giao thừa để tượng trưng cho mong ước sống lâu. 

Thả hoa trắng – Brazil

Tại Brazil, nhiều người dân tin rằng “diện” đồ trắng và thả trôi những bông hoa trắng vào đại dương là để tỏ lòng biết ơn và xoa diệu thần biển Lemanja – nữ thần ban phước lành cho những bà mẹ và trẻ em, việc làm này cũng mong Lemanja ban cho sự thịnh vượng trong năm mới.

Tuy nhiên, nếu như sóng đánh trả lại những vật mà người dân ban tặng cho Lemanja, xem như nữ thần không chấp nhận quà và không mang đến những điều tốt đẹp cho họ.

Đón năm mới tại…nghĩa trang – Chile

Còn tại thành phố Talca, Chile, phong tục đón năm mới kỳ lạ là ở bên mộ người thân trong nghĩa trang. 

Phong tục đón năm mới này bắt đầu hình thành năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới cùng người cha quá cố.

Sau này, phong tục ngày càng lan rộng trong cộng đồng Talca nên cứ vào mỗi đêm giao thừa là người dân tập trung tại nghĩa trang để đón tết cùng người thân đã mất.