Những tập tục “không giống ai” ở các nước trên thế giới

Đựng sửa bột vào túi

Tài khoản Nas.alive trên Tiktok là người khởi xướng phong trào chia sẻ về điều gì đó bình thường ở đất nước bạn, nhưng kỳ lạ với phần còn lại của thế giới. Ở quê hương anh Canada, người dân thường dùng túi để đựng sữa. Họ có thêm một bình tái sử dụng để đựng các túi sữa vào trong.

Năm 1970, khi Canada chuyển đổi hệ thống đo lường của Anh sang quốc tế, họ phải thay đổi một loạt các hộp và bao bì. Trang bị thêm dây chuyền lắp ráp hoặc thay thế các chai thủy tinh nặng rất đắt đỏ đối với ngành công nghiệp sữa. Khi đó, những túi sữa là giải pháp dễ dàng với giá thành rẻ hơn.

Bị ném bột Quế vào người nếu bạn “Ế”

Hưởng ứng phong trào, một người có tài khoản Twitchin_plays nói rằng trong một lần du lịch đến Đan Mạch, cô kinh hoàng khi nghe được thông tin nếu bạn chưa kết hôn vào năm 25 tuổi thì sẽ bị trói vào cột, và ném bột quế vào người.

Nếu bạn bước sang tuổi 30, bột quế được thay bằng hạt tiêu. Để gia vị có thể kết dính hơn, họ sẽ thêm trứng. Thực chất đây không phải là hình phạt mà là một truyền thống chơi khăm đã tồn tại hàng trăm năm. Độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới Đan Mạch là 34,5 tuổi, và phụ nữ là 32.

Quốc gia có “4” ngôn ngữ chính thức

Claudia Chudzik kể mọi thứ ở Thụy Sĩ, từ sản phẩm, tài liệu quảng cáo… đều cần được dịch sang ít nhất 3 ngôn ngữ khác nhau. Lý do là quốc gia của họ có 4 ngôn ngữ được coi là chính thức là Đức, Pháp, Italy và Romansh – ngôn ngữ bản xứ. Vì vậy, tại một số ngôi làng nhỏ ở đây, khi bạn đi xem phim, phụ đề luôn được dịch bằng 3 thứ tiếng, và nó chiếm hết nửa màn hình.

Truyền thống này bắt nguồn từ lịch sử, Thụy Sĩ từ lâu đã là nơi sinh sống của nhiều nhóm sắc tộc khác nhau. Trong suốt lịch sử, các bang của quốc gia được tự do bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của riêng họ.

Chào hỏi nhau bằng cách “Chạm mũi”

Với du khách nhiều nước, việc người dân UAE chạm mũi vào nhau để thay lời chào là một điều kỳ lạ. Thực tế đây là phong tục hàng nghìn năm tuổi được truyền qua nhiều thế hệ. Bạn thậm chí có thể biết ai đó đến từ vùng nào bằng cách nhìn vào cách họ chạm mũi.

Việc chạm mũi hầu như được thực hiện giữa nam và nam hoặc nữ và nữ, chứ không áp dụng cho 2 giới khác nhau hoặc giữa những người thuộc các nền văn hóa khác.

Cấm cô dâu chú rể tắm suốt 3 ngày sau hôn lễ

Cộng đồng Tidong ở Indonesia có phong tục rất lạ lùng trong lễ cưới. Chú rể sẽ không được phép nhìn mặt cô dâu khi anh ta hát những bài mà cô dâu thích. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong đám cưới của người Tidong là các cặp vợ chồng không được phép tắm trong ba ngày, ba đêm sau hôn lễ.

Người dân nơi đây quan niệm: nếu không thực hiện đúng nghi thức, những điều xấu sẽ xảy ra như hôn nhân tan vỡ, vợ hoặc chồng không chung thủy, con cái đoản mệnh… Sau khi ngày thứ ba kết thúc, họ được phép tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường. Vì vậy, mọi cặp đôi đều phải tuân theo tập tục có phần quái dị và khó khăn này để các con mình sinh ra được khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, người Tidong còn có nhiều tục lệ cưới xin không kém phần lãng mạn như: chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu của mình nếu như không hát tặng vợ một vài bài hát về tình yêu. Hay cặp đôi sẽ bị ngăn cách bởi tấm khăn voan và chỉ khi dàn nhạc cất tiếng thì họ mới được nhìn nhau trên sân khấu đám cưới.

Đeo nhẫn cưới vào chân

Đây là một tập tục rất kì lạ khiến nhiều người khi nghe sẽ ngạc nhiên. Không giống như đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình.

Chiếc nhẫn này phải được làm bằng bạc và sẽ được đeo ở bên chân trái của cô dâu, ở ngón chân cái. Ở Ấn Độ, những chiếc nhẫn đeo ở chân như vậy sẽ thay thế cho nhẫn đeo ở ngón tay. Lễ cưới bao gồm cả khoảnh khắc khi chú rể đeo nhẫn vào ngón chân cô dâu. Ngoài ra, các chú rể không cần phải đeo nó. Thật thú vị phải không các bạn?