Hoàng Su Phì – Tựa bức tranh vẽ ở Hà Giang
Hoàng Su Phì Hà Giang là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của mảnh đất địa đầu Hà Giang, Hoàng Su Phì được xem như một trong những lại thế du lịch của tỉnh này bởi nằm trên tuyến vòng cung du lịch Lào Cai – Hà Giang – Cao Bằng.
Với điều kiện khí hậu đặc trưng, Hoàng Su Phì có cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ hay nhiều di tích, si sản được xếp hạng cấp quốc gia,…Hoàng Su Phì hội tụ trong mình đầy đủ những lợi thế để đẩy mạnh du lịch tỉnh cũng như là điểm đến không thể thiếu cho những ai đi du lịch Hà Giang.
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của Hà Giang. Xưa kia, vùng đất này vốn thuộc châu Bình Nguyên xứ Tuyên Quang. Ngày 1/1/1906 huyện Hoàng Su Phì được thành lập bao gồm 2 tổng Tụ Nhân và tổng Xín Mần thuộc tiểu quân khu Hà Giang (tức tỉnh Hà Giang ngày nay).
Sau khi đất nước độc lập, địa giới của Hoàng Su Phì cũng được thay đổi. Năm 1965, huyện được chia tách thành 2 huyện Xín Mần và Hoàng Xu Phì. Hiện nay Hoàng Su Phì có 24 xã và 1 thị trấn trong đó có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên hơn 40km.
Địa hình của Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn Sông Chảy chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều con suối. Đây là nơi định cư lâu đời của người dân thuộc 12 dân tộc, trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số.
Do nằm trên cung đường nối liền các vùng phía Đông và Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các nét văn hóa độc đáo được cộng đồng người dân ở đây bảo tồn và lưu giữ nên du lịch Hoàng Su Phì có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.
Đến với Hoàng Su Phì, vượt qua cổng trời Km17 tuyến đường Bắc Quang – Hoàng Su Phì, điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách đó là không gian mênh mang mở ra trước mắt với những dãy núi trùng điệp của dãy Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương, những cánh rừng nguyên sinh nằm sen kẽ giữa những nhánh sông suối đầu nguồn sông Chảy và sông Bạc, nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn trên các sườn núi.
Đặc biệt, nếu may mắn, du khách còn được xem và trải nghiệm những lễ thức hết sức kỳ bí và độc đáo của cộng đồng người dân nơi đây như Lễ hội Quyã Hiéng (lễ hội Qua Năm), lễ gọi hồn lúa, lễ nhảy bói của dân tộc Dao, lễ cúng Thần rừng của dân tộc Nùng, tết Khu cù tê của dân tộc La Chí, Hội Gầu tào của dân tộc Mông.
Nên đi Hoàng Su Phì Hà Giang vào mùa nào?
Là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh nên Hoàng Su Phì có nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Vì vậy khi đến du lịch Hoàng Su Phì, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn các chuyến du lịch cho phù hợp. Mùa xuân là thời điểm các lễ hội độc đáo của Hoàng Su Phì được tổ chức. Dịp này cũng là mùa chụp ảnh các vườn đào, lê, đồi chè.
Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Đến Hoàng Su Phì dịp này sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trong mùa nước đổ. Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Tầm này đi Hoàng Su Phì là thích nhất, tha hồ chụp ảnh ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.
Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết.
Các địa điểm tham quan ở Hoàng Su Phì Hà Giang
Hoàng Su Phì vốn nổi tiếng nhất với danh thắng ruộng bậc thang, một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ không kém Mù Cang Chải là mấy. Khách du lịch đến với Hoàng Su Phì ai cũng đi vào mùa lùa chín với mong muốn một lần tận mắt chứng kiến thắng cảnh này.
Ruộng bậc thang Bản Phùng
Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, các bạn phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã.
Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Ruộng bậc thang Hồ Thầu
Hồ Thầu là một xã của Hoàng Su Phì, cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở.
Việc khai ruộng được tiến hành từ trên cao xuống thấp với những công cụ lao động giản đơn như cuốc chim, bừa gỗ, xẻng, dao quắm. Ruộng bậc thang Hồ Thầu mênh mông, cao ngút tầm mắt với những ngọn đồi làm ruộng có độ rộng lớn, đều và ít dốc.
Khu mộ cổ dân tộc La Chí
Hiện nay, trên các sườn núi thuộc địa bàn xã Bản Phùng, Bản Máy huyện Hoàng Su Phì và xã Bản Díu huyện Xín Mần hiện vẫn tồn tại hàng trăm ngôi mộ cổ nằm rải rác theo một đường vòng cung trong một khu vực hàng ngàn km2 theo sườn núi với kích cỡ mỗi ngôi cao khoảng 1,5 mét, rộng từ 15 – 25 mét vuông, cá biệt có ngôi có chu vi hơn 70m, cao trên 6m, trải qua hàng trăm năm, những ngôi mộ này vẫn không hề bị mưa nắng mài mòn.
Tương truyền, đây là những ngôi mộ giả của Hoàng Vần Thùng (Tức Hoàng Văn Đồng) là một Thổ tù người địa phương trong thời Nguyễn. Đồn Pố Lũng
Tây Côn Lĩnh
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km.
Với độ cao 2419 m, đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.
Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi
Chiêu Lầu Thi được gọi theo tiếng địa phương tức là Chín tầng thang, nằm cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì 42km.
Đây là một trong những núi cao thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì và có vị trí giáp ranh 2 xã Ngán Chiên, Thu Tà của huyện Xín Mần, điểm cao nhất của ngọn núi có cao độ 2.402 m so với mực nước biển. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất nhì vùng đông bắc nước ta.
Xem thêm: Một ngày khám phá Universal Studio Singapore
Chợ phiên Hoàng Su Phì Hà Giang
Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi là những vật phẩm trong sinh hoạt hàng ngày như rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy…
Không sầm uất như chợ dưới xuôi, việc trao đổi mua bán ở đây diễn ra khá đơn giản để nhanh chóng nhường chỗ cho phần giao lưu tinh thần. Dăm ba quả trứng, vài chai mật o¬ng, mấy trái su su… đổi lấy túi mì chính, quả pin, cái ô, ít chỉ khâu… nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đậm tình người, bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất.
Qua vài nét giới thiệu Hoàng Su Phi Hà Giang trên đây, hy vọng có thể giúp các bạn có những thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới.