Củ Niễng – Đặc sản có một không hai tại Nam Định

Củ niễng hay còn gọi là lúa bắp, loại cây thảo lâu năm, sống ở môi trường nước hoặc bùn. Đây là cây có thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, phần dưới gốc to xốp.

Người dân cấy niễng từ tháng 2 âm lịch, đến đầu tháng mười âm lịch, người ta chèo những chiếc thuyền nhỏ trên đầm, bóc những chiếc lá niễng khô xác, ram ráp như lá mía để bẻ lấy những củ niễng trong lõi gốc. Bóc lớp bẹ vỏ tím đi là những củ niễng trở nên trắng tươi nõn nà mát mắt. Củ niễng ăn sống ngọt lừ, mát ruột. Có hai loại là niễng đực và niễng cái, niễng cái thì củ to và mẩy hơn, ăn thơm ngọt hơn.

Nguồn thu lợi lớn cho người dân Nam Định

Chị Hiền quê Nam Trực, Nam Định – đúng vùng trồng niễng. Vào mùa, anh em ở quê đi thu hoạch niễng cắt rửa sạch rồi chuyển hàng ngày lên Hà Nội. Giá gốc ở Nam Định là 10-11.000 đồng/bó cộng với công vận chuyển, bảo quản hàng, chị Hiền bán tại Hà Nội là 25.000 đồng/bó. Như vậy, mỗi bó củ niễng, người bán lãi được khoảng 13.000-14.000 đồng.

Củ niễng đang mang lại thu nhập lớn cho người dân vùng Nam Trực, Nam Định.

Do chỉ có trong 1 tháng (khoảng tháng 9 sang tháng 10 âm lịch) hàng năm, nên ai cũng muốn phải ăn món này nếu không muốn phải chờ đợi tới tận một năm sau đó.

Buổi tối ngày hôm trước, các chủ vựa trồng niễng khu vực Nam Trực, Trực Ninh (Nam Định) đi cắt niễng và chuyển lên Hà Nội.

Chị Phương (Giao Thủy, Nam Định) cho hay, nhiều năm trước đây, món này ở quê không được nhiều người để ý.

Cây niễng mọc dại ở đầy các vùng trũng, kinh tế khó khăn, người dân thường cắt niễng về nấu ăn thay rau. Nhưng giờ đây, củ niễng lại thành đặc sản.

Đặc sản Nam Định

Theo chị Trang, mỗi lần nhặt bóc niễng giống như là làm măng, bởi càng vào sâu bên trong, củ sẽ càng lộ ra lớp thịt trắng, trông rất hấp dẫn. Khi ăn, nhai chầm chậm, “thượng đế” sẽ cảm thấy độ ngon, giòn và bùi đặc trưng.

Vốn là người gốc Nam Định, quê hương của củ niễng, thế nên cứ đến mùa là chị Hải Ninh lại lùng sục tìm bằng được mua “vua rau” về ăn. Chị cho biết, ngày trước, chị thường nhờ người nhà gửi niễng lên ăn. Tuy nhiên vài năm nay các tiểu thương, mang đặc sản đi khắp mọi miền việc mua cũng dễ dàng hơn. Chị cho biết ăn vì mùi vị của củ niễng rất ngon và bùi tuy nhiên khi tìm hiểu chị được biết rất nhiều công dụng như làm đẹp da, tiêu hóa tốt, làm đẹp da…Thế nên, nhiều người mua niễng về ăn như vẹn cả đôi đường, khi vừa có món ngon vừa có bài thuốc quý.

Ở quê chị hiện tại mọi người cũng trồng củ niễng để cung cấp cho thị trường, trung bình một vụ niễng thu hoạch lãi từ từ 40 – 50 triệu đồng khiến ai nấy cũng đều phấn khởi” – chị cho biết.

Những món ngon thuộc hàng “cực phẩm”

Với người dân quê, món đơn giản nhất thường được chế biến từ củ niễng là chỉ việc bóc vỏ niễng, lấy nõn bên trong ăn sống, luộc lên chấm muối tiêu hoặc thái thái vát lát mỏng rồi xào tỏi.

Nhưng món ăn được yêu thích nhiều hơn cả đó là củ niễng xào trứng, xào thịt bò, thịt lợn hoặc xào rươi.

“Mình có thể xào với nội tạng động vật gia cầm, có thể xào thêm với các loại khác như xúp lơ xanh, lơ trắng đậu Hà Lan, củ cải. Tùy ý muốn của người nấu theo khẩu vị, có người còn xào cho thêm củ đậu. Ăn uống cũng như thời trang, tùy ý, tùy tâm trạng, tùy gu”- chị Huyền (Xuân Trường, Nam Định) chia sẻ.

Một trong những món thuộc hàng “cực phẩm” của củ niễng đó là món niễng xào rươi.

Lợi ích to lớn cho sức khỏe

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, đặc biệt là có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan, urê máu cao.

Còn theo Đông y, củ niễng vị ngọt tính mát, lấy rễ cành, hạt của nó làm thuốc, có công hiệu thanh nhiệt trừ phiền, điều tràng vị, lợi đại tiểu tiện, thông sữa, thúc sữa.

Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản gần đây nghiên cứu phát hiện củ niễng có công hiệu tăng trắng, giữ ẩm, trắng da làm đẹp.

Còn chần chừ gì nữa mà chúng ta không chạy vèo ra chợ mua mấy bó củ niễng về làm ra được một món ăn lạ miệng cho những ngày đầu đông này.