Ngắm nhìn nét đẹp cổ kính của ngôi chùa Long Khánh Quy Nhơn

Du lịch Quy Nhơn, ngoài nhưng thắng cảnh đẹp đậm nét hoang sơ, hùng vĩ của tự nhiên, những bãi biển dài với bờ cát trắng và làn nước xanh biếc thì không thể bỏ qua những khu di tích, công trình kiến trúc đậm chất lịch sử như chùa Long Khánh Quy Nhơn. Ngôi chùa cổ kính này với hàng trăm năm lịch sử. Chắc hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị tại đây đấy. Hiện nay, ngôi chùa này cũng là một trong các điểm du lịch Quy Nhơn nổi tiếng.

Lịch sử chùa Long Khánh Quy Nhơn

chùa Long Khánh Quy Nhơn

Chùa Long Khánh được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn. Theo nhiều ghi chép cổ được lưu lại trong Đại Nam Nhật Chí thì chùa được khởi công xây dựng vào năm 1807.

Chùa Long Khánh đã có hơn 300 năm tuổi thuộc tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử ngôi chùa đã không còn giữ được kiến trúc vốn có. Nhưng nó vẫn toát lên sự trang nghiêm, tôn kính giữa lòng trung tâm thành phố Quy nhơn nhộn nhịp, sầm uất.

Tuy nhiên theo nhiều nguồn tài liệu Phật giáo tổng hợp thì người thực sự có công khởi dựng Chùa Long Khánh là thiền sư Đức Sơn. Thiền sư Đức Sơn chính là ông tổ thứ 35 của thiền phái Lâm Tế Chánh Tống. Ông sinh năm Kỷ Mùi và viên tịch năm Tân Dậu, hiện đang được thờ cúng tại Tổ Đình.

Tuy nhiên cũng theo thông tin được ghi nhận tại những tài liệu này thì thiền sư Đức Sơn khi lập ra tổ đình của chùa. Lúc bấy giờ vùng đất này còn đang mang tên Quy Ninh. Đối chiếu với một số tài liệu địa lý và sử thi có thể thấy, địa danh này tồn tại 91 năm từ 1451 – 1742.

Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, chỉ có 1 năm Ất Mùi duy nhất là vào năm 1715. Bởi vậy nên có thể xác định thời gian khởi công xây dựng chùa muộn nhất là vào năm này chứ không phải là năm 1807 như Đại Nham Nhất Thống Chí đã nêu.

Hiện tại trong chùa đang lưu giữ một quả chuông cổ hay còn được gọi là Khánh Đồng, đúc vào năm năm Gia Long thứ 4 (năm 1805), dùng để khai hiệu lệnh. Chuông có kích thước lần lượt là: dài 75cm x cao 25,5cm.

Ngoài ra còn có Thái Bình Hồng Chung (hay còn gọi là chuông Hồng Thái) và một hiện vật khác là tấm dấu hiệu biểu trưng mang tên Long Khánh Tự được kiến tạo cùng thời vua Gia Long vào năm 1813.

Nét đẹp kiến trúc chùa Long Khánh

Tổ sư Đức Sơn là một vị sư người Hoa, bởi vậy nên kiến trúc của chùa cũng hơi mang thiên hướng phong cách Trung Hoa trong đó. Nhìn từ trên cao có thể nhận thấy, tổng thể của ngôi chùa đã được các kiến trúc sư thiết kế theo lối chữ “khẩu” với hai khu vực chính là thượng điện cùng với hậu điện.

Phần thượng điện là nơi thờ Quan Âm Chuẩn Đề và Phật Adida. Phần Hậu điện là nơi thờ phụng của Phật Tổ Thích Ca. Còn phần phía sau tổ đình là khu vực để thờ các vị khai phá. Hai dãy phòng phía Đông và Phía Tây là nơi dành cho tăng ni, phật tử nghỉ ngơi.

Xem thêm:

Top 5 cảnh đẹp Quy Nhơn nổi tiếng

4 Điểm đến cho du khách nước ngoài lý tưởng nhất

Tượng Phật Chùa Long Khánh

chùa Long Khánh Quy Nhơn

Nếu đi đến phần hậu điện, bạn có thể được chiêm ngưỡng một tượng đức Thế Tôn có chiều cao 1,5m với cân nặng lên đến 1200 kg.

Không chỉ vậy, khi bước qua bậc tam quan bạn sẽ thấy tượng phật A Di Đà khá lớn với chiều cao 17m. Tượng tọa lạc trên một toà sen được chế tác bằng đá xanh rất đẹp và uy nghiêm.

Trải qua hơn 300 năm lịch sử với nhiều thăng trầm và biến cố, kiến trúc của ngôi đền so với thiết kế ban đầu đã có khá nhiều sự thay đổi. Chùa Long Khánh Quy Nhơn đã từng được trùng tu vào các đời thiền sư Tịch, Chính Nguyên, Thiên Thánh, Chánh Nhơn.

Lần trùng tu được ghi nhận là lớn nhất lịch sử được biết đến vào năm 1956 và được hoàn thiện trong thời gian kéo dài 6 năm, đến năm 1972 mới được hoàn thiện.

Vậy nên xét về giá trị kiến trúc thì chùa không được đánh giá quá cao. Tuy nhiên nếu tính trên phương diện tính chất lịch sử thì ngôi chùa hiện nay vẫn đang lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ. Đặc biệt phải kể đến quả chuông Khánh Đồng với một số bút tích minh văn vẫn còn rõ nét.

Ngôi chùa do người Hoa xây dựng lên ta có thể thấy một phần hơi hướng kiến trúc của họ trong đó. Nhìn từ trên cao có thể thấy ngôi chùa được thiết kế theo hình chữ “Khẩu”. Được chia làm 2 khu vực chính: Thượng điện và Hậu điện, hai là 2 dãy Đông phòng và Tây phòng dành riêng có tăng ni, phật tử nghỉ tại chùa.

Mặc dù đã trải qua rất nhiều lần tái tạo, trùng tu, thế nhưng chùa Long Khánh vẫn là một trong những di tích lịch sử văn hoá có giá trị tại Quy Nhơn – Bình Định. Địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Quy Nhơn phải không nào

Những trải nghiệm đáng nhớ tại chùa Long Khánh Quy Nhơn

chùa Long Khánh Quy Nhơn

chùa long khánh ở quy nhơn

Nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn luôn sôi động và náo nhiệt nhưng không gian tại chùa Long Khánh Quy Nhơn lại luôn tĩnh lặng và bình yên khiến ai đến đây cũng cảm thấy tâm hồn được thanh thản và thư giãn.

Tuy nhiên, khi Tết đến xuân về, chùa sẽ như được thay một tấm áo mới bởi những chậu hoa cúc, hoa mai vàng tươi tắn, những bức câu đối đỏ rực rỡ và những phụ kiện trang trí xinh xinh lơ lửng trên không trung.

Nếu đến đây vào lúc này bạn sẽ được chứng kiến dòng người nườm nượp với vàng hương và lễ vật nối đuôi nhau đến chùa cầu nguyện bình an, hạnh phúc và công danh cho bản thân và những người thân yêu.

Bên cạnh đó, hằng năm vào mỗi dịp hè, ngôi chùa cũng thường tổ chức các khóa tu cho các bạn trẻ để có những trải nghiệm ý nghĩa và giúp họ có thể tĩnh tâm, sống chậm lại trước cuộc sống vội vã, hối hả.

Có thể nói, dù không phải nổi tiếng nhất nhưng chùa Long Khánh Quy Nhơn vẫn luôn là điểm đến linh thiêng mà các tín đồ tâm linh không nên bỏ qua.

Ghé thăm nơi đây du khách có thể trải nghiệm những phút giây tịch mịch, sâu lắng mà không kém phần tôn kính như thể bạn đang lạc vào một thế giới hư vô của miền cực lạc.

vào mỗi dịp hè hàng năm, chùa Long Khánh thường tổ chức những khóa tu cho hàng ngàn các bạn trẻ, qua đó sẽ giúp cho các bạn trẻ có những trải nghiệm ý nghĩa trong mùa hè và có sự tĩnh tâm hơn trong cuộc sống hối hả.

Dù cho ngôi chùa không còn giữ được những nét cổ kính so với niên đại của nó, nhưng đây vẫn là nơi lưu dữ những chứng tích lịch sử- văn hóa đầy giá trị. Nơi đây cũng được coi là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của tỉnh Bình Định, cũng như điểm đến thu hút khách du lịch gần xa mỗi khi đến với thành phố biển xinh đẹp này.