Phong tục đi chùa cầu phúc ở Sài Gòn
Các tập tục dưới đây được người dân Sài Gòn thực hiện từ lâu đời, một số du nhập từ văn hóa thờ cúng nước ngoài, tuy nhiên một số tập tục tự phát, không giống với nơi xuất xứ.
Người ta tin rằng, đi chùa Ôn Lăng “đánh kẻ tiểu nhân” hay đến chùa Ông chui qua bụng ngựa sẽ mang đến tài lộc, may mắn.
Chùa Ngọc Hoàng
Trước đây, ngôi chùa này được gọi là Điện Ngọc Hoàng, là nơi thờ thần Hoàng của người gốc Hoa. Chính vì thế mà nó mang nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của người Hoa. Bên Trong chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Khi bước vào trong bạn sẽ phải thích thú với khói tỏa nghi ngút khắp sân hay hồ sen,…. Trong chùa còn có một hồ rùa lớn với hàng ngàn con rùa do khách thập phương phóng sinh xuống.
Không chỉ có kiến trúc đẹp mà đây còn là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng. Đến đây bạn sẽ được nghe những câu chuyện linh thiêng rằng, chỉ cần thành tâm và chạm vào ông Tơ, bà Nguyệt hay Thánh mẫu thì sẽ cầu được tình duyên, cầu được con. Chính vì thế mà vào dịp lễ Tết và cả ngày thường cũng có đông người dân kéo về chùa Ngọc Hoàng.
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, P.Đa Khao, Q.1.
Chùa Ôn Lăng
Cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn thường đến Hội quán Ôn Lăng (quận 5) để thực hiện “đánh kẻ tiểu nhân” vào tiết Kinh Trập, khoảng ngày 5 hoặc 6/3. Theo quan niệm của người Hoa, ngày này là thời gian hoành hành của “kẻ tiểu nhân”, các thế lực xấu trong xã hội hoặc điều xấu trong lòng con người, vì thế cần phải đuổi đánh để đề phòng chúng gây họa.
Ở Hội quán Ôn Lăng, một số thành viên trong chùa sẽ giúp người đi lễ thực hiện tập tục, với giá 10.000 – 20.000 đồng. Họ cắt những hình nhân bằng giấy mỏng, trên giấy ghi thông tin người cần làm lễ hoặc không viết gì, rồi khấn bằng tiếng Hoa. Sau đó, người làm lễ dùng giày dép đập liên tục vào các hình nhân dưới đất. Họ tin rằng “kẻ tiểu nhân” bị đánh đau sẽ không hại người.
Ngày nay, tục lệ không chỉ diễn ra đúng ngày Kinh Trập và dần được nhiều người Sài Gòn đón nhận, để giải tỏa phiền muộn, lo lắng. Đây cũng là tập tục khá phổ biến ở Hong Kong.
Địa chỉ: Nằm trên con đường nhỏ Lão Tử (quận 5)
Chùa Ông
Chùa Ông còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Quan Đế Thanh quân hay chùa Minh Hương. Nơi đây thờ Quan Vân Trường, và là nơi in dấu vào lối sống của người Việt và người Hoa ngày nay. Chùa chỉ nằm lọt thỏm giữ những đô thị sầm uất. Và dù không có quy mô to lớn nhưng sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.
Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.
Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.
Chùa Bà Ấn Độ (Marianma)
Cái tên tiếp theo trong danh sách những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn là chùa bà Án Độ (Mariamma). Có vị trí rất đẹp, nằm ở trung tâm của Sài Gòn, đây là điểm đến yêu thích của người dân vào dịp đầ năm. Ngôi chùa có kiến trúc theo phong cách Ấn Độ và được người Việt gốc Ấn cai quản.
Không chỉ nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, người ta còn nói để nơi này như là một nơi để cầu duyên, cầu với đức mẹ Mari ban phước lành cho các đôi uyên ương được bên nhau trọn đời, các gia đình hạnh phúc no ấm.
Người đi lễ đền Bà Mariamman (đường Trương Định, quận 1) sau khi dâng cúng, thường đi vào phía sau đền, úp mặt vào tường bên cạnh hoặc phía sau điện thờ, hai bàn tay chạm vào mặt đá và nhắm mắt cầu nguyện trong vài phút. Đây là cách thức cầu nguyện của các tín đồ Hindu giáo (Ấn Độ).
Đền Bà Mariamman ban đầu chỉ dành riêng cho cộng đồng người Ấn ở Sài Gòn, sau này mở cửa cho mọi người dân và trở thành một trong những điểm tham quan hút khách ở trung tâm thành phố. Trong văn hóa Ấn Độ không đón Tết Nguyên đán trùng với Việt Nam, nhưng ngôi đền vẫn chào đón đông khách đến cầu nguyện vào dịp này.
Địa chỉ: 45 Trương Định, P.Bến Thành, Q. 1.
Kết luận
Cho dù mỗi một ngôi chùa lại có những tập tục, những quy tắc độc đáo khác nhau thì đều có điểm chung là mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe cho người thành tâm cầu khấn.
Có thờ có thiên – Có kiên có lành. Nếu bạn đang tìm kiếm một chốn bình an để cầu nguyện, để dâng hương tại Sài Gòn thì có thể thử cân nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng trên nhé.