Khám phá tất tần tật về tượng “Nữ thần Tự Do” nổi tiếng của Mỹ

Người ta bảo rằng, đến New York mà chưa ghé xem Nữ thần Tự do thì chưa phải là đến New York. Có người còn nói quá lên rằng, đến Mỹ mà chưa tận mắt thấy Nữ thần Tự do thì chưa phải đến Mỹ. Sự tự hào ấy của người Mỹ không phải là không có lý, bởi lẽ, biết bao nhiêu bức tượng đẹp, hùng vĩ và có ý nghĩa ở nhiều nơi trên thế giới song dường như chẳng tượng đài nào nói lên được nhiều ý nghĩa, gắn với nhiều câu chuyện và được ghi nhận nhiều kỷ lục như bức tượng Nữ thần Tự do.

Tượng Nữ thần Tự do - Du lịch Mỹ Tết 2019

Tượng Nữ thần Tự do

Nguồn gốc ra đời

Miêu tả về tượng

Tượng là một người phụ nữ mang y phục của phụ nữ Hy Lạp hoặc La Mã thời cổ đại, tay phải giơ cao ngọn đuốc, biểu tượng của ngọn lửa Prômêtê mang đến cho loài người, tượng trưng cho Tự do, tay trái cầm một tấm bảng ghi dòng số La Mã 4/7/1776 là ngày độc lập của Mỹ . Trên trán nữ thần là một vòng nguyệt quế có 7 tia sáng toả ra tượng trưng cho 7 châu: Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi, Bắc cực và Nam Cực. Dưới chân tượng, có một đoạn xiềng xích bị phá vỡ, tượng trưng cho việc xoá bỏ chế độ nô lệ và nạn độc tài trên thế giới.

Tượng Nữ thần Tự do là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng theo phong cách tân cổ điển, đặt trên đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm do kiến trúc sư người Pháp, Frédéric Auguste Bartholdi, thiết kế. Khung kim loại được chế tạo bởi Gustave Eiffel và được khánh thành ngày 28/10/1886. Tượng có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia là một tấm đá phiến có khắc ngày độc lập của Mỹ.

Điểm cao nhất là ngọn đuốc của tượng

Từ khi khánh thành đến năm 1916, du khách có thể yêu cầu được tiếp cận vị trí ngọn đuốc, nhưng phải được phép từ người trông coi. Phần lớn mọi người đều bị từ chối vì đường lên vị trí cao nhất của bức tượng khá nguy hiểm. Lối lên duy nhất là một cầu thang hẹp, dài 12 m, và nếu được lên trên, phải có người đi cùng. Bên cạnh đó, cầu thang không đủ khoảng rộng để một người trèo lên và một người trèo xuống cùng lúc. Chỉ có thể một người trèo hẳn lên, và nhường chỗ cho người khác trèo xuống. Do đó, việc lên và xuống ngọn đuốc rất mất thời gian.

Khi lên hết cầu thang, bạn sẽ đến một căn phòng nhỏ, có lối để ra ban công. Tại đây, bạn có thể đứng ngắm toàn cảnh khu vực xung quanh cũng như vương miện của Nữ thần Tự do từ độ cao hơn 90 m. Một vấn đề phát sinh ở đây là ban công có lan can thấp, và khi đứng đó, du khách thường bị “đông cứng” vì độ cao và gió lớn, ngọn đuốc có thể đung đưa 7-14 cm. Không ít du khách leo đến khu vực này đã quá sợ hãi và quay ngược vào bên trong để xuống. Một số người thậm chí còn phải nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên để đưa xuống.

Quà của Pháp tặng cho nước Mỹ

Ngày 28/10/1886, chính thức bàn giao bức tượng nhân dân Pháp tặng nhân dân Mỹ trong một buổi lễ hết sức trọng thể trong niềm sung sướng và tự hào của hai dân tộc. Cả thành phố đổ ra đường và kéo đến cảng để chứng kiến lễ khánh thành. Một hạm đội lớn, mang màu sắc của ngày hội diễu hành trên biển. Tổng thống Mỹ đương nhiệm là Grover cắt băng khai mạc.

Từ ngày đó, Mỹ có một “báu vật truyền quốc” mang ý nghĩa lịch sử. Lúc ấy, nước Mỹ giàu có và còn hoang sơ đang tiếp nhận một cuộc nhập cư từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Vị Nữ thần tượng trưng cho đất nước non trẻ này, đứng nơi cửa vào, giơ cao ngọn đuốc soi sáng lối vào vùng đất tự do, với tấm lòng bao dung rộng mở, sẵn sàng tiếp đón những con người khốn khổ, những tâm hồn mệt mỏi vì một vết thương lòng nào đó, những người dắt díu nhau từ bỏ quê hương để đi tìm cuộc sống mới.

Ngọn đuốc của nữ thần sáng bằng 2.500 lần ánh trăng rằm. Chưa có bức tượng nào trên thế giới lớn hơn tượng Nữ thần Tự do. Chưa địa điểm nào trên Trái đất đón nhận dân tứ xứ kéo đến đông như New York, đúng như lời thơ của thi hào Emma Lazurus khắc dưới chân tượng “Cứ đến đây đi, những người mệt mỏi, nghèo khó…”.

Thời điểm chiến tranh

Ngày 30/7/1916, trong thời điểm diễn ra thế chiến thứ hai, các đặc vụ Đức đã cho nổ tung một bến tàu nối giữa đảo Black Tom và thành phố Jersey gần đó. Vụ nổ khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương, và làm ảnh hưởng đến các tòa nhà ở Quảng trường Thời đại, New York. Vụ nổ cũng làm hỏng ngọn đuốc của tượng Nữ thần Tự do. Và căn phòng bí mật bên trong ngọn đuốc này bị hư hỏng theo.

Hơn 100 năm sau đó, theo Travel & Leisure, căn phòng vẫn chưa mở cửa để đón khách du lịch. Những người được phép tiếp cận khu vực cấm là những người có nhiệm vụ hoặc đội bảo trì lên đó để thay đèn led khoảng 6-8 tháng một lần. Mọi người sẽ vào căn phòng này theo một hành lang bị khóa ở vị trí vai của bức tượng và nơi này được gắn camera giám sát để đảm bảo không ai có thể đột nhập vào để leo lên.

Ngày nay, “căn phòng bí mật” ở nơi cao nhất luôn là chủ đề nổi tiếng, được nhắc đến đầu tiên khi nói về tượng Nữ thần Tự do. Một trong những du khách từng đến tham quan bức tượng kể rằng mẹ ông khi ở độ tuổi đôi mươi đã cùng một người bạn gái leo lên ngọn đuốc này. “Mẹ tôi đã leo lên đỉnh cùng đôi giày cao gót của bà ấy”, vị khách nay đã đến tuổi hưu trí nhớ lại.

Tour Du Lịch Mỹ 2019: Hành Trình Khám Phá Đất Nước Của Tự Do

Tượng Nữ Thần Tự Do

Điểm du lịch nổi tiếng của Mỹ

Chân tượng đài trước đây là một pháo đài đứng canh bờ biển thì nay là một bảo tàng lịch sử về sự ra đời của tượng đài. Hệ thống thang máy và mấy trăm bậc thang dẫn các du khách lên tận đỉnh đầu của tượng. Chỉ riêng khoảng không gian bên trong của đầu tượng cùng lúc có thể chứa 400 người. Từ đây, nhìn hết tầm mắt, có thể thấy biển khơi mênh mông, tàu bè qua lại cũng như thành phố New York với những tòa nhà chọc trời hùng vĩ. Chỉ tiếc là không còn toà Tháp đôi ngất ngưởng, đã bị bọn khủng bố đánh đổ sập 10 năm về trước.

Ngoài việc thu hút được hàng triệu người nhập cư đến đảo Ellis Island lân cận, bức tượng còn có một chức năng thực tiễn hơn là làm ngọn hải đăng, dẫn đường cho các tàu vào vịnh. Vì thế lúc đầu bức tượng được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Hải đăng Mỹ, rồi sau đó, dưới sự quản lý của Công viên quốc gia.

Lưu ý của ban quản lý

Phía ban quản lý cũng đưa ra lời cảnh báo du khách về việc cẩn thận với những kẻ lừa đảo bán vé giá cao ở công viên Battery gần đó. Do đó, du khách nên mua vé trước, và địa điểm duy nhất mua vé tại chỗ là văn phòng bán vé chính thức nằm bên trong Castle Clinton, công viên Battery.

Theo thông tin mới nhất từ National Park Service, mọi du khách đều phải đeo khẩu trang khi ghé thăm, dù khách đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine. Giá vé tham quan bao gồm chi phí đi phà từ 24, 5 USD cho trẻ 4-12 tuổi, 47 USD một khách trong độ tuổi 13-62 tuổi và 36 USD cho người từ 62 tuổi trở lên. Hiện tại, khu vực vương miện của bức tượng tạm đóng cửa và không phục vụ khách ghé thăm.