Khám phá đáy biển sâu trên thế giới
Hầu hết diện tích trên Trái Đất là “Đại Dương”
Xét Trái Đất, nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2 và thường được chia thành một số đại dương chính và những biển nhỏ hơn, trong đó đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển.
Vì là thành phần chủ yếu của thủy quyển Trái Đất, đại dương thế giới không thể thiếu đối với toàn bộ sự sống đã biết; nó làm thành một phần chu trình cacbon, ảnh hưởng đến khí hậu và các kiểu thời tiết. Đại dương là sinh cảnh của 230.000 loài đã biết, song do phần lớn chưa được khám phá, thực tế số loài tồn tại nhiều hơn nhiều, khả năng hơn hai triệu. Con người vẫn chưa biết về nguồn gốc đại dương trên Trái Đất; chúng được cho là hình thành vào thời hỏa thành và có lẽ đã thúc đẩy sự sống xuất hiện.
Không chỉ rất sâu mà diện tích biển còn rất lớn – khoảng 103 triệu dặm vuông (khoảng 265 triệu km vuông) nên các nhà khoa học mới chỉ khám phá được 5% bí ẩn ở các đại dương, 95% đại dương còn lại hiện được coi là “địa ngục” trong mắt con người.
Sinh vật của bóng tối
Áp suất khổng lồ
Trong cơ thể có những phần rỗng mà lại có chất hơi như hai lá phổi, phần giữa của tai, các xoang (hốc xương) ở mũi, ở trán… Chúng là những phần nhạy cảm nhất với áp suất cũng như dễ bị tổn thương nhất.
Áp suất này tác động trước hết lên màng nhĩ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng đau đớn do sự mất cân bằng áp suất.
Dù ta nút kín lỗ tai khi bơi lặn để tránh áp suất tác động vào tai thì xuống chừng 3 mét đã thấy khó chịu rồi vì màng nhĩ không cảm nhận được thay đổi về áp suất ở độ sâu, do đó cơ chế thích nghi không làm việc.
Sinh vật khổng lồ
Cá Oafish khổng lồ – California
Một chú cá Oarfish khổng lồ dài đến 7m được hải quân Mỹ bắt được ở khu vực gần California. Loài động vật được mệnh danh là “rồng biển” này được mọi người tin sự xuất hiện của nó là điềm báo cho thiên tai, động đất.
Cua khổng lồ – Nhật Bản
Không những vậy, loài cua nhện Nhật Bản có tên khoa học là Macrocheira kaempferi này cũng khiến không ít nhà khoa học bất ngờ khi nặng đến 20kg với bề ngang lên tới 12m, sống ở độ sâu 6.000m dưới mực nước biển.
Cá Vây tay – Châu Phi
Loài cá vây tay bị coi là đã tuyệt chủng 65 triệu năm trước này bất ngờ được một nhà hải dương học tìm thấy vào năm 1938 ngoài khơi bờ biển châu Phi. Theo giới chuyên gia, chắc chắn đây không phải là cá thể duy nhất của loài này còn tồn tại đến nay.
Những sinh vật trên đây chỉ là những ví dụ nhỏ giúp chứng minh rằng, có vô số loài vật có kích thước khổng lồ đã và đang tồn tại dưới biển sâu thẳm… Và với nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã phần nào bật mí bí mật khiến một số loài lại có kích thước khổng lồ như vậy.
Liệu rằng dưới đại dương sâu thẳm kia – nơi tăm tối và bí ẩn nhất Trái đất này còn ẩn giấu những gì nữa? Các nhà khoa học hiện đang dùng tất cả những kĩ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại nhất để tìm hiểu về “thế giới mới” này.