Hướng dẫn xin giấy phép trekking của 8 ngọn núi ở Việt Nam

Hiện nay, xuất phát từ nhiều lý do mà một vài ngọn núi tại Việt Nam cần phải xin giấy phép trekking. Nguyên nhân chủ yếu là bởi vị trí địa lý đặc thù hoặc do công tác bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, đa số thủ tục lại không quá phức tạp. Hầu hết bạn chỉ cần đem theo CMT và nộp đủ lệ phí. Nếu không lựa chọn đi tour thì bạn có thể tự làm hoặc nhờ porter của mình hỗ trợ nhé.

1. Fansipan – Lào Cai

Mặc dù đã có hệ thống cáp treo hiện đại nhưng khát khao chinh phục Fansipan bằng đôi chân của giới treker vẫn chưa bao giờ tắt. Thậm chí, chi phí leo núi tính ra còn cao hơn so với việc sử dụng cáp. Mất tiền, “hành xác” là vậy để đổi lại một dấu tích trong cuộc đời, cảm giác vượt qua chính mình khi đứng trên đỉnh “nóc nhà Đông Dương” là vô cùng đánh giá. 

Fansipan dù đã có cáp treo nhưng vẫn thu hút đông đảo giới trekker

Fansipan dù đã có cáp treo nhưng vẫn thu hút đông đảo giới trekker

Tính tới thời điểm hiện tại, để chinh phục ngọn núi cao nhất Việt Nam, bạn cần xin giấy phép của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn. Và đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân như CMT hoặc hộ chiếu nhé. Cụ thể, có 4 lệ phí cần nộp là:

      Phí leo núi: 30.000VNĐ/ngày.

      Phí vệ sinh: 5.000VNĐ/ngày.

      Phí kiểm lâm: 150.000VNĐ/ngày.

      Phí bảo hiểm: 5.000VNĐ/ngày.

=> Tổng cộng là 190.000VNĐ/ngày. Thông thường, bạn sẽ mất tầm 2 – 3 ngày để leo núi. Đối với người có kinh nghiệm và thể lực tốt thì hoàn toàn có thể lên xuống trong ngày.

2. Pu Si Lung – Lai Châu

Pu Si Lung là ngọn núi cao thứ nhì ở Việt Nam và nằm tiếp giáp với Trung Quốc. Phải chăng là bởi cô độc canh gác quá lâu đã khiến “bức tường thành” xa xôi tận cùng này trở nên gai góc đến vậy. Cũng vì thế, mà cung đường trekking này được đánh giá vào hàng khó nhằn bậc nhất nước ta.

Để có giấy phép, bạn cần mang CMT tới Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lai Châu làm thủ tục

Để có giấy phép, bạn cần mang CMT tới Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lai Châu làm thủ tục

Để chinh phục Pu Si Lung, bạn phải mang CMT tới Bộ chỉ huy Biên phòng tại địa điểm đường Hoàng Văn Thái, TP. Lai Châu vào khung giờ hành chính. Và khai rõ mục đích, thời gian, danh sách thời gian, phương tiện và phạm vi hoạt động trong chuyến đi. Sau đó, đơn vị này sẽ gửi giấy này về đồn biên phòng Pa Vệ Sử và bố trí người dẫn đường cho bạn. 

3. Pu Ta Leng – Lai Châu

Pu Ta Leng được ví như một người đẹp cao ráo của mảnh đất Tây Bắc, khi nằm trong top 3 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu nhiều điểm hấp dẫn như: những con suối trong vắt hay các cánh rừng cổ thụ cùng bầu trời đêm tuyệt đẹp,… Để xin giấy phép trekking tại đây, bạn phải tới UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu làm thủ tục. 

UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là nơi cấp giấy phép leo núi Pu Ta Leng

UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là nơi cấp giấy phép leo núi Pu Ta Leng

4. Bạch Mộc Lương Tử – Lai Châu + Lào Cai 

Để chinh phục ngọn núi cao thứ 4 Việt Nam, bạn có thể lên xuống theo hai hướng khác nhau, từ Lào Cai và Lai Châu để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của Bạch Mộc Lương Tử. Nếu leo bên Lào Cai thì không cần phải có giấy phép. Nhưng xuất phát ở phía Lai Châu, bạn phải đến Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh để làm thủ tục. Còn nếu vào trong xã mới xin thì thường sẽ mất thêm một ít “lệ phí…” phát sinh khác. Do đó, bạn có thể chọn đi tour hoặc nhờ porter hỗ trợ nhé. 

Bạch Mộc Lương Tử còn có tên gọi khác là Kỳ Quan San

Bạch Mộc Lương Tử còn có tên gọi khác là Kỳ Quan San

5. Khang Su Văn – Lai Châu

Ngọn núi thứ 5 của Việt Nam chưa được quá nhiều người mặn mà bởi Khang Su Văn nằm ở vị trí biên giới trọng yếu của nước ta. Vì thế, thủ tục có chút phức tạp hơn. Để có giấy trekking nơi này, bạn phải mang theo CMT cùng giấy giới thiệu của địa phương tới Bộ chỉ huy Quân sự Lai Châu làm thủ tục. Sau đó mang giấy phép nộp cho trạm biên phòng Vàng Ma Chải để bắt đầu cuộc chinh phục này.

Khang Su Văn nằm ở vị trí địa lý trọng yếu của Việt Nam

Khang Su Văn nằm ở vị trí địa lý trọng yếu của Việt Nam

6. Pờ Ma Lung – Lai Châu

Tuy chỉ là ngọn núi cao thứ 8 Việt Nam nhưng Pờ Ma Lung lại tốn kha khá thời gian để chinh phục. Nhưng cũng bởi vậy, mà mọi người có thể chậm rãi chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời này. Nơi cấp giấy phép leo núi ở đây là đồn biên phòng Dào San, Sin Suối Hồ. Sau khi đã làm xong thủ tục, các trekker có thể bắt đầu cuộc hành trình khám phá Bạch Mộc Lương của mình. 

Nơi cấp giấy phép trekking Pờ Ma Lung là đồn biên phòng Dào San, Sin Suối Hồ

Nơi cấp giấy phép trekking Pờ Ma Lung là đồn biên phòng Dào San, Sin Suối Hồ

7. Nhìu Cồ San – Lào Cai 

Nhìu Cồ San tuy chỉ đứng thứ 9 trong list 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng lại xếp top đầu về cảnh đẹp. Từ thác Ong Chúa kỹ vĩ tới thảm thực vật đa dạng, trải dài cả hành trình cho tới bãi thả dê tuyệt đẹp,… Tất cả đều khiến những lữ khách phương xa phải choáng ngợp cảm thán. Để xin giấy phép trekking nơi này, bạn cần mang theo CMT đến đồn biên phòng Sàng Ma Sáo. Hoặc cũng có thể nhờ porter hỗ trợ nếu không đi theo hình thức tour nhé. 

Nhìu Cồ San nhiều cảnh đẹp lại tương đối dễ trekking

Nhìu Cồ San nhiều cảnh đẹp lại tương đối dễ trekking

8. Pha Luông – Sơn La

“Nóc nhà Mộc Châu” tương đối dễ trekking nhưng đoạn offroad trước khi tới đây lại khá kinh khủng. Sau khi đi hết quãng đường này, bạn sẽ tới trạm biên phòng Pha Luông làm thủ tục với lệ phí 20.000VNĐ/người. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin phép ở lại một đêm tại đây nhé. Bữa tối ấm tình quân dân chắc chắn sẽ là một điểm nhấn khó quên của chuyến hành trình này.

Bữa tối ấm tình quân dân là một kỷ niệm đẹp của hành trình này

Bữa tối ấm tình quân dân là một kỷ niệm đẹp của hành trình này