Ghé thăm cái nôi của lụa Hà Nội – Làng lụa Vạn Phúc

Nếu bạn có dịp đi chơi ở thủ đô Hà Nội, thì chớ có quên ghé thăm làng lụa Vạn Phúc Hà Đông nhé. Nổi tiếng khắp cõi xưa nay về lụa, chẳng ai không biết đến lụa Vạn Phúc trứ danh từng được đánh giá là sản phẩm thủ công tinh xảo nhất xứ Đông Dương. Nơi đây điểm xuyết tinh hoa văn hóa Việt còn đang được gìn giữ, vốn đã rất nổi tiếng và đã đi vào thơ ca nhạc họa.

Ghé thăm cái nôi của lụa Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc

Những vùng tơ lụa nổi tiếng Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Nha Xá, Cổ Chất ở miền Bắc đến Hội An, Mã Châu ở miền Trung vào đến đất cao nguyên có lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng) sang miền sông nước An Giang nổi danh với vùng Tân Châu, lụa Việt theo năm tháng đã đi vào huyền thoại.

Ghé thăm cái nôi của lụa Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc

Người Bắc Kỳ vẫn luôn tự hào khi lụa Vạn Phúc lần đầu tham gia hội chợ quốc tế Marseille từ những năm 1931. Là một làng nghề truyền thống thế nên Vạn Phúc vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng vốn có của vùng quê Việt Nam ngay giữa thành phố đang phát triển, quá trình đô thị hóa ngày càng rõ ràng.

Làng Lụa Vạn Phúc (hay có tên gọi khác là làng lụa Hà Đông) thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì tuyến đường dễ đi: trung tâm thành phố – Nguyễn Trãi – Lê Văn Lương – Tố Hữu.

Ghé thăm cái nôi của lụa Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc

Được coi là biểu tượng của đất Hà Đông, thế nên cổng làng chào đón du khách thập phương đến với Vạn Phúc nổi bật ngay trên trục đường Tố Hữu, dễ dàng nhận diện. Cổng làng được xây theo kiến trúc giản đơn bằng gạch đỏ nhưng vẫn kiên cố, vững chãi. Từ xa xưa, cổng làng được coi như tấm chắn bảo vệ sự an lành cho người dân, là chốn đón đưa những người con trở về với cội nguồn.

Ghé thăm cái nôi của lụa Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc

Để tạo ra một tấm lụa tơ tằm truyền thống, các nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như thời gian và công sức. Các bước thực hiện mới chỉ nghe thì khá đơn giản, thế nhưng để thực hiện một cách thành thạo cũng như tạo ra sản phẩm chất lượng thì những người thợ phải dành rất nhiều tâm huyết: kéo kén, guồng tơ, mắc cửi, nối cửi, dệt tơ, nhuộm tơ.

Ở bất kì công đoạn nào người nghệ nhân cũng phải hết sức cẩn thận, túc trực theo dõi 24/24 ngay cả khi công đoạn máy móc thực hiện.

Đối với người dân Vạn Phúc “mỗi dải lụa là kết quả của quá trình trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt, là kết tinh của trời – đất, thắm đượm công sức, tài hoa của những nghệ nhân, là sản phẩm quý giá của quê hương; tặng sản vật quý nhất của làng cho các bậc cao niên đáng kính, đáng trọng còn có ý nghĩa nào bằng. Sắc thái văn hoá nghề nghiệp ở làng dệt Vạn Phúc thấm sâu trong tình cảm, trong lối ứng xử của con người Việt Nam”.

Chợ lụa Vạn Phúc là nơi giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm đến du khách. Mỗi một cửa hàng lại có cách bài trí riêng, thế nhưng điểm chung tại khu chợ này đó là màu sắc luôn rực rỡ, tươi mới, các mẫu mã sản phẩm từ khăn, áo, quần, áo dài, cũng như rất nhiều sản phẩm trang trí được làm từ lụa.

Ngày xưa lụa chỉ may được áo cánh, áo sơ mi thì bây giờ lụa đã được dùng để may vest, các bộ váy hiện đại, hợp thời…

Chất liệu chính vẫn là tơ tằm nhưng để phong phú hơn thì người thợ kết hợp với nhiều chất liệu vải khác để cho ra các dòng sản phẩm mới, có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sáng tạo thêm kiểu mẫu khác như khăn quàng, túi, chăn… với đa dạng mẫu mã, khách muốn mua gì là mình có cái đó.

Xem thêm: Bò bít tết bàn ủi – Món ăn mới nổi ở Sài Gòn.

Focus Asia Travel