Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II, Dinh III. Trong đó Dinh III là nơi được đông đảo du khách tham quan nhất vì đây là nơi sinh thời Vua Bảo Đại sống, sinh hoạt và làm việc. Nơi đây cũng được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong các dinh của Bảo Đại tại Thành Phố Đà Lạt.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn. Ông cũng đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt Điện Quốc Trưởng.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938. Dinh do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh III được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nhất. Dinh nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Về kiến trúc, Dinh III chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ. Được thiết kế theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp. Những cụm hồng quý nở quanh năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại Đà Lạt

Trang Trần

Nguồn ảnh: Internet