Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo trên bản đồ Việt Nam. Địa danh này là cái nôi cư trú của người Việt cổ. Đồng thời, đây cũng là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên. Với hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, và nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao. Những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

vịnh hạ long

du lịch vịnh hạ long

Vị trí địa lý của Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ Đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ Bắc với diện tích 1.553 km² gồm 1969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi. Phía Bắc và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn. Phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng). Vịnh Hạ Long bao gồm cả vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long có giá trị tương đồng với khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long về cảnh quan, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử.

Địa điểm tham quan nổi bật tại Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình phong hoá đã tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động. Bao gồm hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ. Ví dụ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.

Khí hậu hải văn

Vịnh Hạ Long có khí hậu cơ bản là nhiệt đới, nóng ẩm, chia làm 2 mùa chính và 2 mùa chuyển tiếp. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa xuân vào tháng 4 và mùa thu vào tháng 10 có khí hậu mát mẻ ôn hoà. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 26°C – 27°C. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 15°C – 20°C. Nhiệt độ trung bình năm 18°C – 19°C.

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có lượng mưa trung bình năm từ 2.000mm – 2.200mm. Độ mặn của nước biển chia làm 2 mùa tương ứng. Mùa mưa đạt 21‰ – 22‰. Mùa khô đạt 32‰ – 33‰. Địa hình đáy Vịnh tương đối bằng phẳng, với độ sâu trung bình 5 – 10m, một số luồng lạch có độ sâu từ 15 – 29m. Như: Vùng trũng Cửa Lục sâu 20m, lạch Thẻ Vàng sâu 22 – 27m, các lạch khác có độ sâu trung bình 9 – 10m. Do có một hệ thống đảo phía ngoài che chắn nên sóng ở Vịnh Hạ Long tương đối nhỏ, ở đây có chế độ nhật triều thuần nhất với độ lớn từ 3,5m – 4m, triều thấp vào các tháng 3, 4, 8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6, 7 và 12.

Trang Trần

Nguồn ảnh: Internet