Tìm hiểu về nguyên tắc dọn phòng ở khách sạn

Phòng khách sạn có sạch sẽ hay không luôn là chủ đề được khách quan tâm mỗi khi đi du lịch. Nhiều người đã thắc mắc về việc đâu sẽ là căn phòng đầu tiên được ưu tiên làm sạch trong các khách sạn.

Tiến sĩ William D. Frye đến từ trường Quản lý Khách sạn, Thể thao và Giải trí Hart, Đại học James Madison, Mỹ cho biết thứ tự dọn phòng lý tưởng, được nhiều nơi áp dụng như sau:

Những phòng khách yêu cầu dọn dẹp sớm.

Phòng VIP khách đang lưu trú. Bất kỳ phòng VIP nào khách yêu cầu dọn dẹp sớm sẽ luôn phải được làm sạch trước tiên.

Các căn phòng mà khách đã đặt để nhận phòng sớm, sau đó là dọn các căn trống, bẩn và thường là phòng gần nhất với phòng đang được dọn dẹp.

Các phòng khách đang ở và đi ra ngoài, cần làm sạch mỗi ngày một lần, cuối cùng là làm sạch mọi căn phòng trống còn lại để sẵn sàng đón khách.

Trong trường hợp nhân viên dọn phòng nhận được yêu cầu đột xuất từ quầy lễ tân cần gấp một hoặc hai phòng cụ thể nào đó, thì đó sẽ là những căn được ưu ái quét dọn đầu tiên.

Thứ tự ưu tiên làm phòng trong khách sạn đúng nhất

Để việc vệ sinh được tiến hành nhanh và thuân lợi nhất cho nhân viên dọn dẹp, quản lý bộ phận buồng phòng sẽ phân loại các phòng cần dọn dẹp thành phòng bẩn – sau khi khách đã trả phòng (Kí hiệu VD) và phòng khách đang lưu trú (Kí hiệu OD). Thứ tự ưu tiên làm phòng trong khách sạn sẽ được thực hiện theo thứ tự phòng VD trước và phòng OD sau.

Nguyên tắc làm vệ sinh phòng VD

Với phòng VD việc dọn phòng và vệ sinh phòng phải được đặt lên hàng đầu. Ngay sau khi nhận được thông báo là khách trả phòng và đã tiến hành thanh toán xong xuôi thì nhân viên bộ phận buồng sẽ nhận được thông báo là cần làm sạch lại phòng ngay. Dọn dẹp sớm sẽ giúp phòng trở thành phòng sạch và có thể ngay lập tức đón khách mới, gia tăng doanh thu cho khách sạn.

Việc làm vệ sinh phòng VD không khác phòng OD nhiều trong các khâu chủ yếu. Chỉ có điểm khác biệt nhất là nhân viên được phép dọn dẹp và sắp đặt lại đồ dùng buồng phòng sao cho đúng nơi quy định nhất – phòng nào cũng giống phòng nào. Tất cả đồ cá nhân của khách cũ cần thu dọn và loại bỏ hết nếu là rác, đồ bỏ đi. Riêng đồ có giá trị khách để quên thì liên hệ và gửi cho lễ tân, để khách đến nhận lại.

Nguyên tắc làm phòng đối OD

Phòng OD – phòng khách đang lưu trú chỉ được tiến hành dọn vệ sinh trong khung giờ là từ 9h sáng – 3h chiều. Ngoài khung giờ kể trên, nhân viên chỉ dọn dẹp nếu được sự yêu cầu từ phía khách hàng. Với phòng OD, nhân viên buồng phòng có thể làm vệ sinh khi khách không ở trong phòng hoặc có ở trong phòng.

– Nếu khách đã ra ngoài: Sử dụng chìa khóa phòng và mở cửa phòng. Làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ phòng ốc, chú ý không xê dịch vị trí vật dụng cá nhân mà khách đang để.

– Khách ở trong phòng: Nếu được sự đồng ý của khách thì nhân viên mới làm vệ sinh phòng. Tiến hành việc làm phòng như quy chuẩn. Xong việc cần thông báo với khách. Nếu khách không có yêu cầu gì và hài lòng với dịch vụ bạn mang lại mới rời khỏi phòng.

Bên cạnh đó, nhiều du khách cũng đưa ra thắc mắc trên Quora rằng nếu họ rời đi trong tình trạng căn phòng vẫn còn sạch sẽ, không có rác bẩn vứt bừa bãi khắp nơi thì nhân viên dọn dẹp có vui không? Câu trả lời là có, vì trên thực tế không ai muốn dọn dẹp một căn phòng trông như bãi rác.

Tuy nhiên, nhiều nhân viên dọn phòng lâu năm tại các khách sạn trên thế giới trả lời rằng việc để lại một căn phòng sạch cũng không khiến công việc của họ trở nên khác biệt. “Trên thực tế, chúng tôi vẫn cần thay khăn trải giường, thu toàn bộ khăn tắm đã dùng, hút bụi trên thảm, lau đồ gỗ sạch sẽ và tẩy rửa nhà vệ sinh, chai lọ, cốc. Đó là các công việc bắt buộc phải làm trong quá trình dọn, và chúng tôi không được phép thiếu dù phòng sạch đến đâu”, một nhân viên khu vực buồng phòng chia sẻ.

Vì vậy, cách để du khách khiến nhân viên cảm thấy vui hơn đó là để lại tiền tip cho họ, dù ít hay nhiều. Câu trả lời này đã nhận được nhiều sự đồng tình từ nhân viên phục vụ đến các du khách.