Thưởng thức đặc sản phở chua xứ Lạng
Phở chua xứ Lạng Sơn có nguyên liệu và cách chế biến khá cầu kỳ, là món ăn lạ tai, lạ mắt và khi nếm thử mang lại một sự lạ lẫm với thực khách phương xa. Món ăn có vị giòn giòn của da heo, bùi của khoai, đậu phộng đi kèm vị mằn mặn vừa ăn từ thịt xá xíu và nồng của ớt, vị mát của dưa chuột cũng sẽ làm bạn ấn tượng đấy. Từ lâu nay, món này đã trở thành một niềm tự hào to lớn, là thứ đặc sản ngon trứ danh theo chân người dân xứ Lạng đi khắp nơi.
Vẫn là bánh phở quen thuộc nhưng sợi trong phở chua có phần dai chắc hơn để khi trộn không bị nát. Bánh phở vẫn được trụng nước ấm trước khi cho vào trộn, do đó món ăn không bị lạnh tanh. Một phần phở chua có khoai tây thái chỉ, thịt xá xíu, dạ dày, gan heo rán cháy cạnh, và không thể thiếu thịt vịt quay nổi tiếng của xứ Lạng, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm, dưa chuột.
Điểm nhấn của đặc sản này nằm ở phần nước trộn phở chua ngọt. Thứ nước sốt có màu nâu óng sền sệt được làm từ nước luộc vịt cùng nhiều loại gia vị như hành, tỏi, ớt, giấm, đường, gừng… sau đó chế bột năng để nước sánh lại. Dùng kèm phở là một bát nước được chắt ra từ bụng con vịt quay hoặc nước luộc vịt, mang vị ngậy của mỡ và mùi thơm của gia vị ướp.
Sau khi chế biến các nguyên liệu là đến công đoạn cho tất cả vào tô. Bên dưới lớp bánh phở trắng “mịn” hấp dẫn đó là một rất nhiều loại ra bao gồm rau muống bào, dưa chuột, một chút húng quế, rau thơm…còn bên trên sẽ là thịt gà xé, tim, gan, bao tử và lưỡi heo luộc. Rắc thêm chút hành phì và đậu phộng lên trên là chúng ta đã có 1 tô phở chua.
Theo chân những người dân xứ Lạng, phở chua có mặt ở Sài Gòn từ khá lâu. Trong đó, người dân địa phương thường lui tới quán ăn trong hẻm 240 đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), bán phở chua từ năm 1954.
Khi ăn, chúng ta sẽ tự chan hoặc trộn phở cùng nước dùng để cảm nhận rõ vị ngậy ngậy của mỡ vịt và thoảng thoảng mùi của những gia vị đặc trưng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải khéo léo trộn lượng sốt và nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu thấm đều vừa ăn.
“Quán ăn khi đó do mẹ tôi là bà Hoàng Tú Uyên, người Lạng Sơn di cư vào Sài Gòn, mở ra bán món đặc sản quê bà để sinh kế”, ông Lỗ Chí Thành (57 tuổi) chủ quán sinh ra và lớn lên ở TP HCM, kể lại.
Món phở chua ở quán ông Thành đã được biến tấu ít nhiều để phù hợp với nguồn nguyên liệu và khẩu vị thực khách địa phương. Thành phần chính của món phở chua ở quán ăn Sài Gòn nay dùng thịt gà nhiều hơn heo. Nguyên liệu nhân gồm thịt gà xé, lòng, mề, tim, gan, ăn kèm với bánh tôm giòn rụm, đu đủ chua và rau thơm.
Chủ quán cho biết nước sốt trộn phở được chế biến đúng như phiên bản gốc xứ Lạng, tuy nhiên nêm nếm có phần ngọt hơn so với món miền Bắc. Không dùng vịt quay, phần nước dùng ăn kèm được nấu từ nước xuýt gà cho thêm một ít hành ngò, vị thanh hơn.
Xem thêm: Khám phá những điểm đến kinh dị ở Malaysia
Đặc biệt, quán phở chua xứ Lạng của ông Thành còn phục vụ thêm một chén tóp mỡ cùng hoành thánh chiên giòn cay mặn, thực khách rắc thêm vào tô phở vừa cân bằng với vị chua ngọt, vừa có thêm thứ để nhai rôm rốp cho vui miệng. “Món ăn kèm này được tôi học từ một quán ăn vỉa hè, dùng để độn với món chính cho no cho ngon, trong những năm đất nước mới giải phóng còn nghèo”, ông Thành chia sẻ.
Không chỉ là sản vật để khiến người dân Lạng Sơn tự hào, món ăn này còn góp phần làm đa dạng kho tàng ẩm thực dân tộc Việt. Bạn có thể tìm ăn món này trên đường ở Hà Nội hay TP.HCM đều với giá chỉ từ 25.000 – 30.000 đồng một tô.