Thưởng thức đặc sản “Bún rạm” ngon khó tả tại Bình Định
Đến TP Quy Nhơn, ngoài các đặc sản như bún nem chả nướng, bánh xèo tôm nhảy, tré trộn, bún tôm… du khách còn được người địa phương giới thiệu món bún rạm. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đây là bún riêu, nhưng hương vị hoàn toàn khác, ít gia vị hơn. Độ thơm ngon của món ăn phụ thuộc vào chất lượng thịt rạm.
Nguồn gốc món ăn
Xuất xứ ở xứ Phù Mỹ nên muốn ăn món bún rạm ngon nhất, đúng chuẩn nhất phải đến Phù Mỹ. Sở dĩ món ăn này nổi tiếng gần xa là bởi bí quyết chế biến khiến nước dùng thanh ngọt tự nhiên, phảng phất hương vị của biển lẫn trong thịt tôm, khiến cho người ăn phát ghiền.
Có người thắc mắc về con rạm, có thể đây là lần đầu tiên nghe tới. Rạm thuộc họ cua bao gồm các loài cua Loài cua nhỏ, mình mỏng, bụng vàng, chân có lông, ở đồng lầy nước mặn hay các đồng ruộng. Chúng được làm nguyên liệu nhiều món ngon ở Việt Nam bởi tính giá trị dinh dưỡng.
Rạm có giá trị dinh dưỡng cao, được người sành ăn ưa chuộng hơn cua đồng vì nhiều gạch, thịt ngọt và béo, vỏ lại mềm trông rạm rất giống cua đồng nhưng nhỏ hơn, đôi càng to, mai lồi lõm, xù xì, chúng có nhiều gạch, thịt ngọt và béo ngậy. Khác với cua hay ghẹ, thay vì phải bỏ vỏ mới ăn được, vỏ rạm lại giòn mềm nên có thể nhai cả vỏ. Vỏ rạm giòn lại chứa nhiều canxi.
Chọn nguyên liệu tươi ngon
Linh hồn của một món ăn ngon luôn nằm ở khâu chọn nguyên liệu và cách chế biến, để có được một tô bún rạm Quy Nhơn thơm ngon đậm vị đúng chất Bình Định bạn phải tìm được những con rạm tươi còn “ngọ ngoậy” sau đó đem đi xay nhuyễn, vì rạm tươi mới cho được vị ngon ngọt tự nhiên.
Đối với người dân Bình Định, rạm phải được đánh bắt ở tại đầm Châu Trúc hay còn được gọi là Đầm Trà Ổ nằm giáp với ba xã Mỹ Châu, Mỹ Thắng và Mỹ Lợi. Rạm có giá trị dinh dưỡng cao, được người sành ăn ưa chuộng hơn cua đồng vì nhiều gạch, thịt ngọt và béo, vỏ lại mềm; trông rạm rất giống cua đồng nhưng nhỏ hơn, đôi càng to, mai lồi lõm, xù xì. Chúng có nhiều gạch, thịt ngọt và béo ngậy.
Khác với cua hay ghẹ, thay vì phải bỏ vỏ mới ăn được, vỏ rạm lại giòn mềm nên có thể nhai cả vỏ. Vỏ rạm giòn lại chứa nhiều canxi. Cứ vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch là mùa con rạm cực kỳ mập béo, người ta vớt lên rửa sạch, bóc mai, khéo léo tách hết trứng và gạch, chỉ giữ lại phần thịt đem đi xay nhuyễn, bỏ đi mai và gạch.
Hoặc có một số chỗ khác để tiết kiệm thời gian, sau khi rửa sạch sẽ đem đi xay cho nhuyễn cả con và lọc lấy nước. Người ta sẽ đem nước rạm đi nấu, cho thêm một ít hành phi, dầu ăn và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Những sợi bún mềm dai phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Để có cọng bún ngon, người ta ngâm gạo trong nước một ngày một đêm mới đem xay thành bột sau đó cho vào máy ép bún. Ăn tới đâu thì ép bún tới đó. Bún được ép ra trên nồi nước gạo đun sôi rồi vớt ra để ráo và cho vào tô.
Món ăn đậm vị
Bún rạm Phù Mỹ là sự hòa quyện giữa bún tươi và nước rạm. Trên bề mặt tô bún còn bốc hơi nghi ngút có những váng rạm vàng ươm, thơm nức mũi. Khi ăn bún rạm, ta có thể cho thêm ít chanh, ớt, vài hạt đậu phộng và rau sống. Mỗi tô bún còn được kèm theo một cái bánh tráng gạo nướng dày cộm, lúc ăn ta bẻ bánh nhỏ, cho vào tô trộn đều với gia vị. Và cứ thế bưng tô lên, vừa húp vừa ăn nóng hôi hổi, ăn ngon lành đến vã mồ hôi, ăn một tô rồi tiếp một tô nữa mới cảm nhận hết được độ thơm ngon của hương vị rạm miền quê.