Mahabodhi Temple – Bảo tháp Đại Giác
Bảo tháp Đại Giác nằm ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) là một trong tứ thánh tích của Phật giáo, cũng là nơi đánh dấu sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca. Đây cũng là một trong những ngôi đền bằng gạch cổ nhất tại Ấn Độ.
Tương truyền rằng, vào khoảng năm 530, Siddhartha Gautama, vị vương tử trẻ tuổi của Ấn Độ, nhận thấy được sự đau khổ của dân gian và Bốn kết thúc chúng. Ông đi khắp nơi để tìm cách giải cứu. Khi đến bên bờ sông Falgu (gần thị trấn Gaya), ông ngồi thiền dưới gốíc cây bồ đề thỉnh cầu ước vọng. Sau 3 ngày 3 đêm, ông đã thấu hiểu và đạt được giác ngộ. Đền Mahabodhi được xây dựng để đánh dấu nơi này.
Bảo tháp Đại Giác được xây dựng bởi vua A Dục (Ashoka) vào khoảng 250 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca. Nổi bật trong khối kiến trúc là ngôi bảo tháp cao 55 m và được bao bọc xung quanh bởi 4 tháp nhỏ với cấu trúc tương tự Tháp nhọn, phía trên thờ xá lợi của Đức Phật, còn phần phía dưới là chính điện gọi là Tháp Mahabodhi. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và những khung tron hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẫn với xà cừ và ngọc quý.
Phía đông của bảo tháp là gốc cây Bồ Đề đã hơn 130 tuổi. Đây là cây hậu duệ của cây Bồ đề đầu tiên mà Đức Phật đã thành đạo. Cây Bồ đề này được con gái của vua A Dục mang về từ Sri Lanka. Dưới gốc cây có một miếng sa thạch được gọi là tòa kim cang VaJirasana đánh dấu nơi Đức Phật đã từng ngồi.
Cả khuôn viên của Bảo tháp Đại Giác rộng khoảng 4,8 héc-ta và bao gồm nhiều ngôi chùa cổ cũng như các công trình kiến trúc hiện đại được xây dựng bởi các Phật tử. Bảo tháp Đại Giác đã được công nhận là Di sản Thế giới bởi UNESCO vào năm 2002.