Kinh nghiệm leo Ngũ Chỉ Sơn trong ngày chi tiết từ A-Z

Vùng Tây Bắc chẳng thiếu gì những ngọn núi cao. Nhưng đi một ngắm năm chỉ có thể là Ngũ Chỉ Sơn tại Lào Cai. Năm đỉnh núi cheo leo thuộc dãy Hoàng Liên Sơn dựng đứng lên trời. Như đang thách thức gọi mời những kẻ phương xa lao mình đến thử sức. Để chinh phục được ngọn núi “kiêu kì” này, Focus Asia Travel đã soạn thảo ra bí kíp kinh nghiệm leo Ngũ Chỉ Sơn dành tặng các bạn. Hãy ngâm cứu thật kỹ và cùng nhau khám phá nhé!

Ngũ Chỉ Sơn ở đâu?

Núi Ngũ Chỉ Sơn gồm 5 đỉnh chính, trông như một bàn tay khổng lồ mọc lên giữa đất rừng Tây Bắc. Mang theo truyền thuyết của vị thần tạo hóa, ngọn núi qua bao năm vẫn hiên ngang dựng đứng trước trời xanh. Như lời kể, từ thủa khai sinh Tả Giàng Phình, Thần đã miệt mài đêm ngày đào đất, tạo sông. Xây nên mảnh đất cho con cháu có nơi an cư lạc nghiệp. Tác phẩm cuối cùng, Người dành toàn bộ tâm huyết đắp thành dãy núi cao chót vót, chọc thủng trời xanh lên đến thiên đình. Thấy vậy, Ngọc Hoàng rất giận dữ, liền sai thần sấm sét đi phá hủy. Đến cuối cùng còn lại 5 đỉnh của Ngũ Chỉ Sơn như ngày nay.

Ngũ Chỉ Sơn nằm giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai

Ngũ Chỉ Sơn nằm giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai

Dãy núi ngăn cách xã Tả Giàng Phình (Lào Cai) với xã Sơn Bình (Lai Châu). Tuy có 5 ngọn nhưng hiện nay người dân bản địa mới chỉ đặt chân được lên 2 đỉnh. Với độ cao lần lượt là 2.858m và 2.853m so với mực nước biển. 

Nên trekking Ngũ Chỉ Sơn vào mùa nào?

Ngoại trừ 3 tháng mùa hè (tháng 6-8) trời thường đổ mưa, đường dễ trơn trợt thì các tháng còn lại đều thích hợp để chinh phục Ngũ Chỉ Sơn. Ví dụ như từ tháng 4-5, thời tiết khá dễ chịu, mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh. Còn từ tháng 9-10 trùng với mùa nước đổ. Vì thế bạn sẽ có cơ hội thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp của đồi núi Tây Bắc ngày lúa chín. Trong độ cuối đông đầu xuân từ tháng 12-3, tuy trời rét lạnh nhưng lại là thời điểm cây cối đang đâm chồi nảy lộc, tràn ngập sức sống.

Ngoài trừ 3 tháng hè từ tháng 6 - 8, bạn có thể trekking Ngũ Chỉ Sơn bất cứ mùa nào

Ngoài trừ 3 tháng hè từ tháng 6 – 8, bạn có thể trekking Ngũ Chỉ Sơn bất cứ mùa nào

Cách di chuyển đến Ngũ Chỉ Sơn

Để chinh phục Ngũ Chỉ Sơn, bạn cần tới Sapa trước tiên. Từ Hà Nội tới đây có thể lựa chọn các phương tiện như xe khách, tàu hỏa, xe máy. Theo như kinh nghiệm của Focus Asia Travel thì bạn nên đi xe khách từ đêm hôm trước để tiết kiệm thời gian và sức khỏe. Giá vé dao động từ 230.000 – 300.000NĐ/người.

Bạn nên đi xe khách đêm để tiết kiệm thời gian và sức lực

Bạn nên đi xe khách đêm để tiết kiệm thời gian và sức lực

 

 

Do nằm giáp ranh 2 tỉnh nên sau khi tới Sapa, bạn có thể trek Ngũ Chỉ Sơn theo hai hướng lên xuống khác nhau. Tùy vào quỹ thời gian mà bạn lựa chọn đi theo đường nào. Có thể một trong hai, hoặc một chiều lên nơi này, một chiều xuống điểm kia.

Hướng 1: Cách Sapa 25km – Xã Tả Giành Phình, Sapa, Lào Cai. Thích hợp cho những bạn leo núi Ngũ Chỉ Sơn trong ngày.

Hướng 2: Cách Sapa 31km – Xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu. Đi qua thác Chu Va rất đẹp.

Kinh nghiệm leo Ngũ Chỉ Sơn 2N3Đ

Ngày 1: Hà Nội – Sapa

Xuất phát bằng xe khách từ Hà Nội lúc 22h đêm, trải qua 6 tiếng hành trình đoàn đã có mặt ở Sapa tầm 4h sáng. Nếu trong trường hợp bạn không đi theo tour leo núi Ngũ Chỉ Sơn mà tự túc bằng tàu hỏa, thì sẽ phải mất thêm 50.000VNĐ để đi xe bus từ Lào Cai lên Sapa. Còn khi muốn phượt xe máy đến đây thì bạn nên đi sớm. Và nghỉ đêm tại Sapa một ngày để hồi sức. 

Ngày 2: Sapa – Chu Va – Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn – Tả Giàng Phình

Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể trekking Ngũ Chỉ Sơn theo một trong hai hướng, hoặc cả hai. Hơn thế nữa, còn được lựa chọn xem đi trong ngày hay nghỉ một đêm trên núi. Do đó, để có cái nhìn tổng quan nhất, trong bài viết này Focus Asia Travel sẽ hướng dẫn bạn leo núi Ngũ Chỉ Sơn trong ngày. Xuất phát từ Chu Va và kết thúc ở Tả Giàng Phình.

Buổi sáng

Sau khi ăn sáng và nghỉ ngơi đôi chút, bạn có thể thuê xe ôm hoặc xe máy tự lái đến điểm hẹn với porter ở bản Chu Va, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Nếu đi trong ngày thì bạn hãy gửi hết đồ ở nhà porter và chỉ mang theo một ít đồ ăn, nước uống, áo mưa và túi thuốc. 

Từ Sapa, bạn có thể xe ôm đưa tới điểm trekking

Từ Sapa, bạn có thể xe ôm đưa tới điểm trekking

Cung đường đầu tiên khởi động tương đối nhẹ nhàng. Cả đoàn giúp đỡ nhau di chuyển qua các tảng đá to nằm ngổn ngang dọc những con suối. Nước ở đây rất sạch và là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt cùng trồng trọt của người dân Sơn Bình. Tiếp theo đó là những núi đá phủ kín rêu phong cùng những nương thảo quả rậm rạp xanh ngát. 

Trên đường đi, bạn sẽ gặp rất nhiều rừng thảo quả của dân bản địa

Trên đường đi, bạn sẽ gặp rất nhiều rừng thảo quả của dân bản địa

 

Buổi trưa

Sau quãng đường rừng khá dài, đoàn sẽ tới ngọn thác đẹp nhất trong hành trình – thác Cầu Mây. Dừng chân nơi đây, thưởng thức bữa trưa, ngắm nhìn từng bọt nước tung mình trắng xóa lao theo hai sườn núi dựng dứng, xung quanh là thẳm thực vật xanh rì mới cảm thấy Việt Nam ta có quá nhiều cảnh đẹp mà chưa khám phá hết. 

Thác Cầu Mây cao khoảng 150m tung bọt trắng xóa

Thác Cầu Mây cao khoảng 150m tung bọt trắng xóa

Càng lên cao đường đi ngày càng hiểm trở hơn. Với một mặt là núi, một mặt là vực. Cộng thêm sương mù dày đặc nên bạn cần hết sức cẩn thận. Nếu lựa chọn đi 2 ngày 1 đêm thì đoàn có thể dừng lại cắm trại. Hãy tìm nơi có địa hình bằng phẳng và gần suối để nghỉ ngơi.

Nếu leo Ngũ Chỉ Sơn 2 ngày 1 đêm bạn có thể tìm nơi bằng phẳng và gần suối để hạ trại

Nếu leo Ngũ Chỉ Sơn 2 ngày 1 đêm bạn có thể tìm nơi bằng phẳng và gần suối để hạ trại

Đoạn đường cuối cùng khá gian nan với những vách núi dựng đứng. Tất cả phải dựa sức, bám vào các khóm trúc để leo lên. Để khi lên được tới đỉnh rồi mới cảm thấy thật đáng giá. Tại đây, bạn có thể đưa tầm mắt dõi nhìn núi rừng sừng sững. Trông phía xa xa là mấy “anh bạn láng giềng” to cao Fansipan cùng Pu Ta Leng hùng vĩ.

Check-in cùng chóp inox Ngũ Chỉ Sơn

Check-in cùng chóp inox Ngũ Chỉ Sơn

Buổi chiều tối

Sau khi thỏa mãn tận hưởng ngắm cảnh núi non, đoàn lại hành quân quay về. Lần này tất cả đi theo hướng Tả Giàng Phình để chiêm ngưỡng được toàn vẹn Ngũ Chỉ Sơn. Chả thảnh thơi được bao lâu thì bạn sẽ phải trải qua 3 quãng đường nguy hiểm. Khi treo mình trên những cái thang trông khá yếu ớt với một bên là vực thẳm. Hãy nhớ leo sát vách đá theo như chỉ dẫn của porter nhé. 

Những chiếc thang trông khá sơ sài

Những chiếc thang trông khá sơ sài

“Đặc sản” cung đường này có lẽ là vắt. Tuy bị cắn không đau nhưng hẳn cũng chả ai thích. Do đó, bạn nên mặc quần bó ống, đi tất và giầy cao cổ. Đặc biệt chú ý khi qua các con suối và lúc dừng chân nghỉ nhé. Để xuống được tới Tả Giàng Phình sẽ mất tầm 5-6 tiếng.

Một số lưu ý khi leo núi Ngũ Chỉ Sơn

Tương tự như khi trekking các ngọn núi khác, khi leo Ngũ Chỉ Sơn cũng cần trang bị kỹ lưỡng. Vì thế để có được chuyến đi tuyệt nhất thì bạn nhớ thực hiện các điều cần thiết như trong bài viết Tổng hợp kinh nghiệm khi đi trekking của Focus Asia Travel nhé. 

Hành trình băng rừng lội suối vượt qua 12km địa hình vách đứng chắc chắn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên. Mong rằng với kinh nghiệm leo Ngũ Chỉ Sơn kể trên, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt trước khi vác hành trang lên đường. Lời cuối, Focus Asia Travel xin được chúc các bạn có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa.