KINH NGHIỆM DU LỊCH SAPA 2024

Sapa là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng những vẻ đẹp mộc mạc, kỳ bí với bao điều kỳ diệu của cảnh sắc, thiên nhiên và con người nơi đây. Sapa như mộc bức tranh thủy mạc được điểm nét, chấm phá với màu xanh của rừng, màu vàng của lúa, địa hình; địa thể hiểm trở của núi rừng đã tạo nên một vùng đất với những cảnh sắc thơ mộng và quyến rũ.

1. Sa Pa mùa nào đẹp

Sa Pa có khí hậu mát mẻ nên phù hợp với những chuyến du lịch quanh năm. Bạn chỉ cần tránh mùa mưa bão từ tháng 6 đến đầu tháng 8, bởi thời tiết cực đoan có thể gây lũ ống, lũ quét, sạt lở…

Từ tháng 2 đến tháng 5, mùa xuân Sa Pa rực rỡ với trăm hoa khoe sắc như mai anh đào, đào, mận… Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm khách du lịch đến Sa Pa để trốn nóng, ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mát.

Mùa thu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, Sa Pa quyến rũ trong màu vàng óng ả của lúa chín và trời dần trở lạnh. Mùa đông đến từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nếu may mắn bạn có thể “săn” tuyết, băng giá trên những đỉnh núi.

Cây cối xanh tươi khi Sa Pa vào hè. Ảnh: Kiều Dương

Cây cối xanh tươi khi Sa Pa vào hè. Ảnh: Kiều Dương

2. Di chuyển

Bạn có thể đặt xe limousine Hà Nội – Sa Pa hoặc xe khách từ bến Mỹ Đình với giá 230.000 – 350.000 đồng một người, tùy hạng ghế. Thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 tiếng.

Nếu đi tàu hỏa chạy, bạn chọn chuyến Hà Nội – Lào Cai, sau khoảng 7 – 9 tiếng di chuyển phải đón tiếp xe bus hoặc bắt taxi lên trung tâm Sa Pa. Giá vé tàu từ 160.000 đến 800.000 đồng tùy hạng ghế và loại tàu.

Nếu tự lái ôtô, bạn đi cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tiếp đó rẽ sang đường 4D để lên Sa Pa. Đường dễ đi, nhưng bạn cần chú ý quan sát biển báo, chạy đúng tốc độ. Vào những dịp trời mưa lạnh, nhiều sương mù và đường trơn, bạn nên kiểm tra kỹ lốp xe, hệ thống phanh, đèn… trước khi khởi hành. Thời gian chạy xe khoảng 5 – 6 tiếng. Hãy khởi hành từ Hà Nội muộn nhất khoảng 12h30, để khi đến đèo lên Sa Pa, trời không quá tối.

 

Đường lên SaPa

3. Khách sạn, homestay

Sa Pa có đủ loại hình lưu trú cho bạn chọn từ nhà nghỉ, homestay ở bản, hostel, khách sạn giá rẻ, cho tới các khách sạn 4-5 sao, resort cao cấp nằm biệt lập. Resort ở Sa Pa có những nơi đáng chú ý là Topas Ecolodge, Sapa Jade Hill, Hôtel de la Coupole – MGallery, Silk Path Grand…

Nếu chọn homestay, hostel hãy tìm tới các bản như Cát Cát, Lao Chải, Tả Van để được tận hưởng không gian thanh bình của núi rừng Tây Bắc. Giá phòng dorm từ 100.000 đồng một người, giá phòng đôi dạng bungalow từ 500.000 đồng.

Một số homestay được yêu thích là Eco Palms House, Heaven Sapa, Viettrekking, Phơri’s House, Sapa Heavenly, Rock Garden, Coóng, Vườn mây, Mộng…

Biển mây nhìn từ homestay tại thung lũng Mường Hoa. Ảnh: Vương Loan

Biển mây nhìn từ homestay tại thung lũng Mường Hoa. Ảnh: Vương Loan

4. Chơi ở đâu?

Bạn có thể dành khoảng 3 ngày 2 đêm để khám phá những điểm đến nổi tiếng tại Sa Pa.

4.1. Núi Hàm Rồng

Với phong cảnh thần tiên và mờ ảo, núi Hàm Rồng đông đảo du khách. Chỗ thấp nhất của núi là 1.450m, và đỉnh cao nhất hơn 1.800m. Từ trên đỉnh núi, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng của thị trấn Sa Pa như thung lũng Mường Hoa, bản Tả Van, bản Cát Cát…

Núi Hàm Rồng thích hợp để tổ chức một buổi leo núi dã ngoại, kết hợp ăn uống và mua sắm, ngắm cảnh vì trên đường lên núi có vô số hàng quán cùng với các vườn hoa đẹp. Giá tham quan khu du lịch núi Hàm Rồng là 70.000 đồng với người lớn và 30.000 đồng với trẻ em.

Núi Hàm Rồng SaPa

Núi Hàm Rồng – SaPa

4.2. Nhà Thờ Đá

Sau khi đi núi Hàm Rồng, bạn trở về trung tâm thị trấn cách đó không xa để ghé vào nhà thờ Đá Sa Pa. Đây là công trình biểu tượng của phố núi được khởi công năm 1895. Nhà thờ được xây theo hình thập giá mang phong cách Gothic, thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp tạo nên nét bay bổng thanh thoát cho công trình.

Nhà thờ đá. Ảnh: Nguyễn Văn Thi

Nhà thờ đá. Ảnh: Nguyễn Văn Thi

4.3. Bản Cát Cát 

Bản Cát Cát nằm cách trung tâm Sa Pa 2 km nên bạn có thể chọn trekking hoặc xe máy đều được. Đây là một bản làng người Mông yên bình, còn bảo tồn nhiều phong tục và các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc, chế tác trang sức…

Con đường đến bản khá đẹp, bạn sẽ đi qua những đoạn đường cua tay áo uốn lượn, hai bên là các thửa ruộng bậc thang lấp ló các mái nhà dân tộc. Đi qua cây cầu Si là tới trung tâm bản Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối: suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc. Tham quan bản, ngoài tìm hiểu đời sống người Mông, bạn còn có cơ hội mua các sản phẩm thủ công làm quà, thưởng thức những sản vật địa phương. Vé vào thăm bản Cát Cát là 50.000 đồng một người.

Bản Cất Cát SaPa

4.4. Đỉnh Fansipan

Để tới đỉnh Fansipan mà không mất quá nhiều sức lực, hãy đi cáp treo và tàu leo núi. Buổi sáng bạn xếp hàng mua vé tại ga tàu hỏa leo núi ở đối diện quảng trường thị trấn Sa Pa. Giá vé cáp treo 715.000 đồng một người lớn, 525.000 đồng một trẻ em, vé tàu hỏa leo núi 99.000 đồng một người.

Để tới đỉnh Fansipan bạn đi theo lộ trình tàu hỏa leo núi rồi cáp treo, sau đó một lượt đi tàu hỏa nữa hoặc đi bộ leo 600 bậc thang. Mỗi lượt tàu kéo dài khoảng 6-7 phút, mỗi lượt cáp treo chừng 30 phút. Những người thích đi bộ có thể thong thả leo bậc thang, tham quan quần thể tâm linh trên Fansipan có Kim Sơn Bảo Thắng Tự, tháp 11 tầng, tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát, đại tượng phật A Di Đà bằng đồng lớn nhất Việt Nam…

Ngoài ra, tại trạm dừng của cáp treo và tàu hỏa leo núi đều có các gian hàng bán đồ lưu niệm, nhà hàng… phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của du khách. Lưu ý: nên đi giày đế thấp, mang theo áo khoác, áo mưa, hoặc ô đề phòng tiết trời trên đỉnh núi lạnh đột ngột và nhiều sương mây.

4.5. Đèo Ô Quy Hồ 

Ô Quy Hồ được mệnh danh là “Vua của những cung đèo” với một bên là thung lũng sâu, một bên vách núi cheo leo. Ô Quy Hồ kéo dài khoảng 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. Gợi ý cho những bạn muốn chụp ảnh đẹp trên đường đèo này là đến vào thời điểm hoàng hôn, khoảng 17 – 17h30. Khi mặt trời dần nấp sau dãy núi, toàn bộ cung đèo được phủ một sắc vàng đẹp mơ màng. Tuy nhiên, thời tiết Sa Pa thay đổi rất nhanh, có thể chỉ 10 phút sau khi nắng và hoàng hôn xuống thì mây đen đã bao phủ.

Dọc đường đèo tới các thác Bạc, thác Tình Yêu có nhiều lán hàng bán đặc sản địa phương, đồ ăn, thức uống, cung cấp chỗ ngồi cho khách nghỉ chân. Đi đèo Ô Quy Hồ bạn nên mang theo áo mưa và áo khoác dày, đi xe máy số, nhớ đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát mỗi đoạn cua.

ĐỌC THÊM:

Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – Yên Tử – SaPa 6N