Khám phá vẻ đẹp Điện Biên 2024
“Điện Biên không chỉ sở hữu vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã, mà còn là trận địa gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của dân tộc ta. Có lẽ vậy, khi đến thành phố này, du khách luôn có cảm giác được sống lại với những phút giây lịch sử hào hùng.”
Đôi nét về Điện Biên
Điện Biên cách Hà Nội khoảng 450 km, giáp Sơn La, Lai Châu, có biên giới với Trung Quốc và Lào, thủ phủ là thành phố Điện Biên Phủ, có thị xã Mường Lay và 8 huyện.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 đến 23 độ C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 13 độ C, cao nhất khoảng 25 độ C. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 8. Nắng nhiều nhất vào các tháng 3-4 và 8-9.
Điện Biên giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm sở chỉ huy chiến dịch ở Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập, các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (hầm Đờ Cát).
Bên cạnh đó Điện Biên nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: rừng nguyên sinh Mường Nhé, hang động Pa Thơm, Thẩm Púa, suối khoáng nóng Hua Pe, U Va, các hồ Pá Khoang, Pe Luông.
Di chuyển đến Điện Biên bằng cách nào?
Sau một thời gian đóng cửa để nâng cấp, sân bay Điện Biên đã đón khách trở lại vào ngày 2/12/2023. Vietnam Airlines có đường bay thẳng từ Hà Nội vào tất cả các ngày trong tuần, giá vé khứ hồi dao động từ 1,6 đến 2,8 triệu đồng. Du khách từ TP HCM cũng có thể bay bằng Vietnam Airlines, với một điểm dừng ở Hà Nội. Vietjet có đường bay thẳng từ TP HCM với tần suất 3 chuyến một tuần vào các ngày thứ ba, năm và bảy, giá vé khứ hồi khoảng 2 triệu đồng.
Đường bộ từ Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ dài 450 km. Du khách có thể đi theo CT08, CT02, QL6 qua tỉnh Hoà Bình hoặc theo tuyến DT87, QL32, QL37 qua Hòa Bình và Sơn La. Thời gian di chuyển khoảng 10 tiếng.
Xe khách chạy tuyến Hà Nội – Điện Biên có một số hãng xe như Nam Liên, Nam Oanh, Hải Vân, Khánh Lệ, Cường Tâm, Chiến Hà, giá vé dao động từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng. Xe khởi hành từ bến Mỹ Đình.
Để đến thành phố Điện Biên Phủ bắt buộc phải qua đèo Pha Đin – một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đèo Pha Đin nằm ở giáp ranh giữa huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đèo dài 32 km.
Đến Điện Biên không thể bỏ bỡ
Pa A Chải
Với những bạn trẻ đam mê phượt và leo núi mạo hiểm thì Pa A Chải chính là địa điểm du lịch Điện Biên không thể bỏ lỡ. Pa A Chải thuộc địa phận của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên. Cũng là nơi gắn liền giữa ranh giới của nước ta với Lào và Campuchia.
Đi dọc theo dãy núi, bạn sẽ được khám phá vẻ đẹp hoang sơ được bao quanh bởi những ngọn núi cao hùng vĩ, hay những ruộng bậc thang có lúa chín vàng thơm.
Để có những khoảnh khắc tuyệt vời nhất khi đến thành phố này, bạn nên đến đây vào giữa tháng 1, tháng 2 để có thể ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân bên cánh đồng mạ non xanh rờn. Hoặc ghé thăm vào tháng 9 đến tháng 12, thời điểm Pa Ả Chải đắm chìm trong sắc vàng tươi của những đồng lúa chín, cũng là mùa hoa dã quỳ bắt đầu nở rộ.
Bên cạnh đó, trải nghiệm leo núi, chinh phục cột mốc số 0 có lẽ là điều hấp dẫn với hầu hết du khách khi đến đây. Nơi có view ngắm hoàng hôn đẹp nhất khi đến Điện Biên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng A Pa Chải thuộc địa phận biên giới của nước ta, nên nếu muốn chinh phục dãy núi này, bạn cần đem đủ các loại giấy tờ tùy thân để đăng ký tại đồn biên phòng 317.
Mường Nhé – Khu bảo tồn thiên nhiên duy nhất ở Điện Biên
Không giống như dãy A Pa Chải, đường đến Mường Nhé không quá khó đi. Từ thị trấn Mường Chà, bạn chỉ cần men theo con đường lên biên giới – Mường Chà – Si Pha Phin là có thể đến khu bảo tồn này.
Tính đến nay, khu bảo tồn đã có tổng diện tích gần 310.262 ha, khoảng 118.000 ha đất rừng nguyên sinh. Được bao phủ bởi nhiều loại cây rừng quý hiếm.
Khi đến đây, nhìn từ trên cao xuống, bạn cảm nhận được địa điểm du lịch Điện Biên này như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Bạn sẽ thấy những sắc xanh rực rỡ xen lẫn đó là sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. Trên quá trình lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những loài cây khác nhau với kích thước to, nhỏ, lớn, bé vô cùng đa dạng.
Theo nghiên cứu, khu bảo tồn có khoảng 37 loại động vật quý hiếm như gấu chó, hổ báo, sói đỏ, tê tê. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé còn sở hữu hơn 308 loài thực vật có giá trị cao về mặt khoa học. Trong đó có hơn 68 loài thuốc nam quý hiếm.
Hồ Pá Khoang – hồ nước có chiều rộng lớn nhất ở Điện Biên
Điểm đến du lịch Điện Biên tiếp theo mà Traveloka muốn giới thiệu với các bạn đó chính là Hồ Pá Khoang, hồ nước có chiều rộng lớn nhất của tỉnh Điện Biên. Hồ thuộc ranh giới giữa hai xã Mường Păng và Bá Khoang, nằm cách chiến dịch Điện Biên Phủ 8km về phía Tây.
Viên ngọc bích giữa lòng Tây Bắc
Xung quanh hồ được kiến tạo bởi hơn 300 loài động vật và 700 loài thực vật, nên bầu không khí ở đây vô cùng trong lành và mát mẻ, thích hợp với những buổi dã ngoại cùng gia đình và người thân.
Cùng với đó cạnh đó, nhờ sở hữu vẻ đẹp hữu tình và làn nước xanh biếc. Nơi đây còn được mệnh danh là “Vịnh hạ Long trên cạn”. Và nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm check in cực chất thì đừng bỏ qua điểm đến này nhé.
Cao nguyên đá Tủa Chùa
Cao nguyên đá Tủa Chùa tọa lạc cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 130 km. Toạ lạc ở huyện Tủa Chùa, có độ cao 1400 m so với mực nước biển. Đây là cao nguyên đá vôi đầu tiên, là điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp độc đáo riêng cho địa phương này.
Xen lẫn với cao nguyên là nương rẫy, nếp nhà và bản làng của cư dân tạo nên một nét đặc trưng riêng chỉ có ở các điểm du lịch vùng núi.
Bởi vậy, khi đặt chân đến điểm tham quan này, bạn không những có cơ hội sở hữu những bức ảnh độc lạ mà còn có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm thêm về văn hoá, nhịp sống cũng như ẩm thực đặc trưng của người dân.
Đèo Pha Đin
Được mệnh danh là một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo của Tây Bắc, đây thực sự là trải nghiệm mà ai cũng muốn. Khi đến đây, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật vững chắc để tận hưởng cảm giác thích thú khi chinh phục những đường cua uốn lượn.
Tương truyền rằng nơi đây được vạch định là điểm ngăn cách giữa Điện Biên và Sơn La. Thời đó, người và ngựa của hai tỉnh đều cùng xuất phát trong cuộc đua. Hai bên ngang tài ngang sức, khó phân thắng bại. Đến phút cuối, ngựa của Lai Châu nhanh hơn nên đèo Pha Đin ở địa phận Điện Biên dài hơn chút.
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nơi đây sở hữu thiết kế vô cùng ấn tượng với biểu tượng hình nón cụt. Phía bên trong được trang trí hình quả trám. Hình quả trám tượng trưng cho tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ cụ Hồ thời xưa.
Khi đến đây, bạn sẽ khám phá và hiểu hơn về văn hóa, quá trình chiến đấu gian khó của cha ông ta thời xưa. Đây chính là địa điểm du lịch Điện Biên mà bạn không thể bỏ qua.
Suối nước nóng U Va
Nằm cách thành phố Điện Biên khoảng 15km, suối nước nóng U Va sở hữu tổng diện tích lên đến 73.000 m2. Tương truyền rằng suối nước nóng này chính là một cái nôi được bà tiên nằm trên đó. Bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước cảnh sắc hữu tình ở nơi đây.
Không dừng lại ở việc khai thác du lịch, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng nóng khổng lồ này, đưa lên khu vực đồi cao để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Thành Bản Phủ
Địa điểm du lịch Điện Biên được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia – Thành Bản Phủ. Địa điểm này được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Nơi đây ghi dấu rất nhiều những hoạt động nổi bật cho người anh hùng Hoàng Công Chất. Bởi, ông chính là hình tượng cho tinh thần đại đoàn kết của dân tộc khi chống giặc ngoại xâm.
Thành Bản Phủ sở hữu chiều rộng đến 80 mẫu. Xung quanh tường thành được dựng lên là do dân ta khi xưa đắp đất, trồng tre gai bao xung anh. Chính nhờ vậy mà tường Thành có thể được bảo vệ vững chãi cho đến bây giờ.
Ẩm thực Điện Biên
Gà nướng mắc khén
Mắc khén là một loại gia vị đặc trưng ở vùng núi tây bắc, được sử dụng để tạo sự khác biệt cho món gà nướng tại đây so với những món ăn tương tự ở nhiều địa phương khác. Gà được đem nướng trên than củi, lửa không quá to. Khi nướng không cần phết thêm mỡ vì mỡ gà sẽ tự chảy ra, đến khi thịt săn chắc thì phết thêm gia vị mắc khén bên ngoài da. Đừng quên chấm với chẩm chéo để đủ vị.
Pa pỉnh tộp
Món ăn đặc sản Điện Biên này có tên gọi khá lạ, nhưng thật ra là món cá nướng như cá chép, cá trôi, cá trắm. Sau khi được làm sạch, cá được đem đi mổ dọc sống lưng. Gia vị ướp trực tiếp và nhồi vào bụng cá gồm gừng, sả, rau thơm và đặc biệt là mắc khén và mầm măng của cây sa nhân, bên ngoài xoa một lớp bột riềng và thính gạo.
Pa pỉnh tộp nướng trên lửa than. Khi nướng phải dùng thanh tre kẹp lại để vị cá thêm đậm đà khi các loại gia vị thấm sâu vào từng thớ thịt và tỏa hương thơm. Thịt cá nướng xong thì bên trong thơm, ngọt, khô chắc.
Đây là món ăn từng được đầu bếp nổi tiếng người Mỹ đề cập trong chương trình ẩm thực “Khám phá Việt Nam”.
Vịt om hoa chuối
Vịt om hoa chuối là một món ăn dân dã, dễ chế biến của người dân bản địa. Thịt vịt đồng sau khi làm sạch sẽ được tẩm ướp với các gia vị như ớt, gừng, sả, mắc khén sau đó gói vào lá chuối rừng om trong khoảng 3 tiếng ở lửa nhỏ cho đến khi thịt chín. Người dân Điện Biên thường sử dụng hoa chuối rừng bắp dài vì loại này ngon hơn, có vị ngọt thanh, ít mủ và ít chát hơn. Món ăn tuy vẻ ngoài không bắt mắt nhưng hương thơm ngào ngạt ngay từ khi mở lớp lá chuối.
Thịt lợn xay hấp lá chuối
Món ăn đơn giản, đúng như tên gọi, được làm từ lợn xay nhuyễn ướp với các gia vị rồi gói trong lá chuối, đem đi chưng cách thủy khoảng một tiếng cho chín là ăn được. Một trong những điều quan trọng khiến món ăn ngon là thịt phải tươi, thơm. Món ăn đơn giản nhưng dễ ăn, dễ nhớ nhờ mùi thơm của thịt hòa quyện với mùi thơm của lá chuối, phần thịt mềm và béo, dính chặt vào nhau.
Rêu đá
Rêu đá có màu xanh lục, mọc bám vào những tảng đá chìm trong khe suối theo mùa từ tháng 9-10 Âm lịch đến hết tháng 5. Không được chăm cấy nhưng rêu mọc như một quy luật tự nhiên. Mùa rêu, người Thái ở những nơi gần sông, suối thường lấy rêu non về phơi khô để ăn dần hay chế biến thành món như rêu hấp, canh rêu, nộm rêu, rêu nướng nhưng ngon nhất vẫn là rêu non, được bỏ vào lá chuối, lá dong kẹp tre nướng trên than hoa. Rêu đá có thể nướng không hoặc cùng cá suối, thịt lợn, gà.
Chẩm chéo
Chẩm chéo (hay chẳm chéo) là gia vị cổ truyền của dân tộc Thái vùng Điện Biên nói riêng và cả vùng tây bắc nói chung. Chẩm chéo được tạo nên bởi nguyên liệu chính là quả mắc khén, ngoài ra còn có cá cơm, muối, hạt dổi, tỏi, húng lủi, rau thơm, ớt bột, sả.. Sau khi mắc khén được làm sạch thì rang cho giòn rồi giã nhuyễn, sau đó trộn với ớt khô, sả, muối, rau mùi tạo nên một hỗn hợp các hương vị hòa quyện. Chẩm chéo dùng chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống.
ĐỌC THÊM