Khám phá những thú vị về Wifi trên máy bay

Hành khách thắc mắc khi không phải máy bay nào cũng có Wi-Fi, và vì sao phải trả tiền nếu kết nối Internet trên cabin.

Với việc đã quen cắm mặt vào chiếc Smartphone khi có bất kỳ thời gian rảnh rỗi nào thì việc ngồi vài tiếng trên máy bay mà không làm gì thì đây quả là điều kinh khủng đối với nhiều người. Hiện nay đã có rất nhiều hãng hàng không đã và đang cung cấp dịch vụ Wi-Fi trên những chuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lợi ích của Intenet Wifi trên máy bay

Tại Mỹ, dịch vụ truy cập Internet có sẵn trên hầu hết các máy bay. Đối với các hành khách nước này, truy cập mạng xã hội và nhắn tin trong suốt chuyến bay không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, điều này không phổ biến. Dưới đây là lý do các hãng hàng không ít cung cấp Wi-Fi trên máy bay, theo Rambler.

Ở thời điểm hiện tại, một số các hãng hàng không đang cung cấp các tùy chọn Wi-Fi trên máy bay cho khách hàng và thậm chí bán chúng dưới hình thức các gói bổ sung khi đặt vé trực tuyến. Wi-Fi thường được truy cập từ dashboard GUI trên web và trong một số trường hợp thậm chí còn có sẵn miễn phí.

Vậy tại sao Wi-Fi trên máy bay vẫn chưa thực sự phổ biến? Trước hết, cài đặt Wi-Fi trên máy bay rất tốn kém. Máy bay kết nối Internet qua vệ tinh. Do vận tốc máy bay lớn và điểm kết nối mạng liên tục di chuyển, băng thông rất thấp và khó có thể cung cấp Internet tốc độ cao trên cabin. Ngoài ra, chất lượng kết nối bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Đó là những lý do truy cập Internet trên máy bay là dịch vụ đắt đỏ.

Làm thế nào để có thể phát Wi-Fi trên máy bay đang ở độ cao 40.000 feet?

Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, các thiết bị thu phát sóng đều bị cấm hoạt động để đảm bảo an toàn. Vì thế, bạn chỉ được kết nối WiFi khi máy bay đạt độ cao 10.000 feet (3.000 km). Thông thường, bạn sẽ sử dụng WiFi trong khi chiếc máy bay lao vút trong không trung với tốc độ hàng trăm dặm mỗi giờ và độ cao 36.000 feet (10.000 km).

Để cung cấp WiFi, bộ thu phát sóng trên máy bay sẽ kết nối với trạm phát sóng ở mặt đất hoặc vệ tinh. Với việc di chuyển tốc độ cao, máy bay sẽ phải liên tục hoán đổi giữa các trạm thu phát sóng gây ra gián đoạn kết nối. Bên cạnh đó, do khoảng cách giữa vệ tinh và trạm thu phát sóng tới máy bay quá xa nên việc tốc độ kết nối bị giảm là điều không thể tránh khỏi.

Chất lượng tín hiệu Wi-Fi trên máy bay như thế nào?

Do yếu tố khoảng cách trong khi phát tín hiệu Wi-Fi trên máy bay, các vấn đề về độ trễ (dẫn đến sự chậm trễ khi load trang) có thể xảy ra. Các hãng hàng không thường xử lý các vấn đề về độ trễ bằng cách duy trì buffer bandwidth (băng thông bộ đệm). Trong các chuyến bay nội địa của Hoa Kỳ, Jet Blue thậm chí còn cung cấp Wi-Fi miễn phí tốc độ cao cho từng khách hàng. Đây là việc không phải hãng hàng không nào cũng thực hiện được.

Tuy nhiên, những hãng hàng không khác lại khuyến cáo mọi người nên thận trọng hơn và yêu cầu hành khách không xem các video được phát trực tuyến, sử dụng VPN, v.v… Tùy thuộc vào hãng hàng không, khách hàng có thể sẽ bị giới hạn và chỉ có thể sử dụng các ứng dụng nhắn tin mà thôi. Đối với các chuyến bay quốc tế, rõ ràng là sẽ có nhiều hạn chế hơn, đặc biệt là trong các chuyến bay đường dài, với chi phí Wi-Fi đắt đỏ.

Các hãng hàng không nếu muốn cung cấp kết nối WiFi sẽ phải trang bị thêm nhiều thiết bị phục vụ thu phát sóng. Bên cạnh đó, họ cũng cần hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ WiFi trên máy bay chứ không thể tự mình làm hết được. Các nhà cung cấp này cũng phải bỏ tiền đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ đắt đỏ như vệ tinh nên chi phí vận hành rất cao. Vì thế, hiện tại giá dịch vụ WiFi trên máy bay chưa thể rẻ được.

Các nhà cung cấp chính

GoGo là nhà cung cấp dịch vụ Wi-Fi hàng không lớn nhất nước Mỹ. Tín hiệu internet luôn được đảm bảo phát sóng ổn định với hơn 160 trạm điều hành xen kẽ nhau.

Wi-Fi trên máy bay của Gogo là một trong những thiết bị tốt nhất tại thời điểm này, vì chúng sử dụng kết hợp tín hiệu vệ tinh và mặt đất để phủ sóng tối đa. Gogo gọi các hệ thống trên mặt đất của mình là ATG (Air-to-Ground). Trong tầng bình lưu, Gogo sử dụng băng tần Ku (12 đến 18GHz), rất lý tưởng cho những khoảng cách xa. Rõ ràng, Ku cũng rất thích hợp cho các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế khi cần liên lạc với căn cứ trên mặt đất.

Sắp tới, GoGo sẽ cho ra mắt thiết kế 2Ku, một hệ thống sử dụng 2 ăng-ten, một cho dữ liệu tải lên tầng trên và còn lại cho kết nối tải xuống, tích hợp với công nghệ truyền thông tin từ vệ tinh Intelsat. Tốc độ của 2Ku vẫn có thể lên đến 70Mbps. Đồng thời, bộ phận thu sóng cũng được cải tiến với kích thước nhỏ gọn hơn nhằm giúp giảm năng lượng sử dụng. Hy vọng làm hài lòng các “thượng đế” của mình.

OnAir, Immarsat và Panasonic Aviation là các nhà cung cấp Wi-Fi trên máy bay lớn khác. Immarsat là đơn vị cung cấp mạng hàng không tiên phong của Châu Âu, với mục đích mang lại tốc độ nhanh nhất và phạm vi phủ sóng rộng hơn.

Tương lai của Wi-Fi hàng không sẽ ra sao?

Khi công nghệ được cải tiến, các hãng hàng không có thể giữ nhiều bộ đệm băng thông hơn, giúp tránh được các vấn đề về độ trễ. Người ta dự đoán rằng trong 6 năm nữa, hầu hết các hãng hàng không sẽ có thể cung cấp Wi-Fi tốc độ cao cho hành khách. Khi đó, bạn sẽ không còn phải xin lỗi một ai đó nếu không thể kiểm tra email họ gửi do điện thoại đang ở chế độ máy bay nữa.

Theo tính toán, dịch vụ WiFi trên máy bay có thể trở thành một ngành công nghiệp trị giá 130 tỷ USD. Vì thế, hiện tại có nhiều hãng đang rất tích cực đầu tư vào lĩnh vực này. Hy vọng rằng trong tương lai không xa chúng ta sẽ có thể tận hưởng dịch vụ WiFi trên máy bay với tốc độ cao hơn và giá thành hợp lý hơn.