Đi tour Hà Giang năm mới 2021, nghe những câu chuyện chưa kể
Tết Nguyên Đán là kì nghỉ dài nhất của nước ta. Do đó, ngày càng nhiều người có xu thế tự thưởng cho mình một chuyến đi xa, thay vì dành cả dịp lễ để về quê thăm họ hàng. Đi Tour Hà Giang năm mới 2021 trong bối cảnh dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp đang là lựa chọn của rất nhiều du khách. Mảnh đất cao nguyên đá không chỉ thu hút bởi cảnh đẹp mà còn vì những câu chuyện về lịch sử, văn hóa nơi đây.
Câu chuyện ý nghĩa đằng sau Con đường Hạnh Phúc
Con đường Hạnh Phúc là tuyến giao thông huyết mạnh khởi đầu từ Hà Giang qua Đồng Văn đến Mèo Vạc. Trước lời kêu gọi từ Trung Ương, hơn 1300 thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc Mèo, Dao, Tày,… ở 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định đã tham gia vào công trình này. Đoạn đường dài gần 200km là tâm huyết của biết bao người trẻ, mong muốn góp sức để xây dựng quê hương thoát khỏi đói nghèo.
Để hoàn thành con đường, đoàn người đã phải làm việc trong suốt 6 năm (10/09/1959 – 10/03/1965). Đục hơn 3 triệu mét khối đá bằng những công cụ còn rất thô sơ như búa và xà beng. Dù cho ngày công chỉ là 1kg gạo, đêm ngủ phải dựng lán ven đường trong cái lạnh cắt thịt, bên cạnh đó là nguy hiểm đến từ côn trùng hay núi lở vẫn không làm họ chùn bước.
Đặt biệt phải kể đến đoạn khó khăn nhất ở Mèo Vạc, chỉ 21km nhưng tốn tới 2 năm trời. Đây chính là cung đường dốc cao nguy hiểm. Dựng đứng như “sống mũi ngựa” trên Mã Pì Lèng. Trong vòng 11 tháng, “Đội Cơ Dũng” gồm 17 thanh niên gan dạ nhất đã phải thay nhau treo mình trên vách đá, cầm búa, xà beng cùng chút thuốc nổ, đục từng xăng-ti-mét để mở rộng con đường. Trên đỉnh núi này có đặt sẵn 10 cỗ quan tài như một sự chứng minh cho lòng cảm tự của họ.
2.946.321 lượt ngày công, 14 người ngã xuống đã đổi lại cho chúng ta công trình lịch sử ý nghĩa – Con đường Hạnh Phúc (được Bác Hồ đặt tên vào ngày 15/06/1965).
Đi tour Hà Giang năm mới 2021, tìm hiểu về tộc Vương
Gốc gác nhà họ Vương
Trong gia phả chép bằng tiếng Hán của dòng họ Vương (Vàng) có ghi tổ tiên của họ đã sang Việt Nam được 16, 17 đời. Tương ứng với khoảng 300 năm. Dựa theo nghiên cứu của một số nhà sử học, dòng tộc này có nguồn gốc sâu xa từ người Cửu Lê ở vùng Kinh Châu – Giang Hoài – Trung Quốc. Sau hàng ngàn năm, trải qua nhiều đợt biến động dữ dội cùng chiến tranh với người Hán, bộ tộc này bị buộc di tản xuống sâu phía Tây Nam và tan rã, phát triển thành các tộc khác nhau. Trong đó, có người Mông – Dao trên cao nguyên Đồng Văn nói chung cùng dòng tộc Vương nói riêng.
Cuộc đời vua Mèo Vương Chính Đức
Năm 1887, mặc dù thực dân Pháp đã kiểm soát được Hà Giang nhưng vẫn phải công nhận quyền lực của các dân tộc và cho họ tự tạo lập các nhánh quân của mình. Toàn vùng Đồng Văn được chia làm bốn khu vực chính. Phần phía Bắc (Mèo Vạc ngày nay) do thổ ty Dương Tụ Nghĩa đứng đầu. Tiếp đó là khu vực của người Tày (Đồng Văn ngày nay) được Nguyễn Chánh Quay cai quản. Thổ ty Vương Chính Đức chiếm cứ từ Sà Phìn tới Phố Bảng. Phần còn lại phía Nam (Yên Minh ngày nay) do Nguyễn Chánh Tư và Nguyễn Doãn Quý (người Kinh) đồng quản lý.
Nhờ có sự hậu thuẫn của chính quyền Pháp, thổ ty Dương Tụ Nghĩa – người có công trong việc xây dựng hồ treo giữ nước ở Hà Giang, liên tục thâu tóm quyền hành nhằm bành trướng thế lực của mình. Tuy nhiên, ông gặp phải cản trở lớn từ nhà họ Vương.
Vương Chính Đức tên tiếng Mông là Vàng Dúng Lùng sinh năm 1865, ở làng Pá Tró, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Năm 30 tuổi, ông tiếp quản chức vụ thủ lĩnh sau cái chết đột tử do bội thực (sau khi ăn hết nồi cháo bí đỏ) của Vàng Dí Tủa. Với sự thông minh, cơ trí của mình, Vàng Dúng Lùng đã đưa quân vào sâu trong rừng. Tạo nên các “nghĩa binh Hươu Nai” đối đầu với giặc cỏ Cờ Đen – đám thổ phỉ tàn ác liên tục sát hạt người vô tội, khiến cho cả Pháp – Thanh đều bất lực.
Năm 1900, đạo giặc Cỏ Đen cuối cùng cũng bị tiêu diệt. Thủ lĩnh Hà Quốc Trường bị chính tay Vương Chính Đức chặt đầu. Sau đó, ông tiếp tục thắng lợi trước các cuộc tấn công của chính quyền Pháp và nhà Thanh. Tuy nhiên, đến năm 1909, Pháp điều một nhánh quân từ Cao Bằng cấu kết với binh khố xanh Tày – Thái địa phương, bất ngờ đánh úp. Trải qua trận chiến khốc liệt, Vương Chính Đức bại trận. Ông tiếp tục rút quân vào rừng sâu.
Sau 4 năm trường kì kháng chiến, đến tháng 10/1913, Vương Chính Đức toàn thắng. Tướng Pháp Jenera Pecneucin phải ký hòa ước cùng ông. Trong đó, Pháp phải triệt để rút lui quân đội, trả lại Đồng Văn cho người Mông tự trị, dưới quyền của một đại lý Pháp cùng một bộ máy hành chính chỉ mang tính đại diện của nhà Nguyễn. Bên cạnh đấy, vì phục vụ cho quốc sách thuốc phiện, Pháp cũng buộc phải đồng ý tăng giá lên 5 lần. Từ 2 hào lên 1 đồng đại dương trên một lạng (tính theo đơn vị cân vàng).
Nhờ nguồn thu từ thuốc phiện, gia tộc họ Vương trở nên giàu có. Vương Chính Đức đã cho xây dựng dinh thự bề thế trong vòng 8 năm, tiêu tốn 15.000 đồng bạc trắng. Tương đương với 150 tỷ đồng ngày nay. Ngôi nhà là sự giao thoa giữa ba nền văn hóa: hoa văn của người Mông, thành quách phong cách Trung Quốc và lò sưởi, lô cốt,… của kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, là các chi tiết điêu khắc được lấy cảm hứng từ thuốc phiện. Như chân cột chạm hình cuống quả thuốc phiện. Trụ cầu thang làm từ đá quý, điêu khắc thành hình hoa anh túc. Các hoa văn trên xà nhà, cánh cửa,.. cũng được chạm hình quả thuốc phiện tinh xảo.
Đến năm 1923, vui Khải Định đã ban tặng cho Vương Chính Đức bức hoành phi ghi bốn chữ: “Biên chính khả phong”. Có nghĩa là khen ngợi vua Mèo đã giữ được kỷ cương hành chính nghiêm chỉnh tại miền biên cương. Tới năm 1947, Vương Chính Đức qua đời, hưởng thọ 82 tuổi.
Vương Chí Sình kết nghĩa anh em cùng Bác Hồ
Tiếp tục truyền thống chống giặc của gia đình, tháng 9 năm 1945, Vương Chí Sình đến Hà Nội tìm gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, hai người đã kết nghĩa thành anh em. Bác cũng đổi tên cho vua Mèo là Vương Chí Thành. Nghe theo lời kêu gọi từ người anh lớn, Vương Chí Sình đã về Hà Giang vận động bà con diệt trừ cây thuốc phiện, một lòng kháng chiến.
Từ ngày tham gia cách mạng, Vương Chí Sình từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như: Chủ tịch huyện Đồng Văn (bao gồm Đồng Văn, Yên Minh và Mèo Vạc ngày nay), đại biểu Quốc hội khóa I, II. Tới năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho làm một thanh gươm hợp kim thép dài hơn 70 cm, có chuôi làm bằng sừng đen in nổi hình ngôi sao màu bạc để tặng cho người em Vương Chí Thành của mình. Trên thân gươm còn có 8 chữ Nho: “Tận tâm báo quốc/Bất thụ nô lệ” do chính tay Bác đề.
Sinh thời, Vương Chí Sình bị mắc bệnh đau lưng, chữa nhiều lần không khỏi nên đã tìm tới một thầy tướng nổi tiếng người Hán. Sau khi xem xong, thầy phán rằng: “Mộ của bố ông chôn đúng lưng rồng, phải chuyển mộ”. Tin lời, Vương Chí Sình đã di dời mộ của Vương Chính Đức đến nơi khác. Nhưng không ngờ, đây chỉ là do thầy tướng làm hại, muốn chơi xỏ vua Mèo. Chính vì thế, mấy người vợ của Vương Chí Sình đều không sinh được con. Chỉ tới khi lấy đến người vợ thứ tư, bà mới sinh được cho ông một người con trai. Đặt tên là Vương Duy Thọ.
Theo lời của cháu nội Vương Chí Sình – Vương Duy Bảo, tới tận trước khi nhắm mắt ở tuổi 62 (1962), ông vẫn căn dặn con cháu rằng: “Khi ta mất, hãy đào tất cả của cải của ta đang chôn ở nhà để cống hiến cho Nhà nước”.
Truyền thuyết về núi đôi Quản Bạ
Đi tour Hà Giang năm mới 2021, hẳn du khách nào cũng sẽ dừng chân lại cổng trời Quản Bạ – cửa ngõ dẫn vào cao nguyên đá Đồng Văn. Từ đây, phóng tầm mắt xuống phía dưới thung lũng là cả một màu màu xanh bát ngát của cánh đồng lúa cùng vẻ đẹp hoàn hảo của núi đôi Quản Bạ.
Truyền thuyết thứ nhất
Theo như truyền thuyết xưa, núi Đôi còn có tên gọi khác là Núi Cô Tiên, bởi câu chuyện tình sâu đậm giữa chàng trai H’Mông cùng nàng tiên trốn thượng giới. Chuyện kể rằng, tiếng đàn môi của chàng đã khiến nàng Hoa Đào cảm mến. Và rồi, họ đã kết duyên vợ chồng và có với nhau một bé trai bụ bẫm.
Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện này. Người rất tức giận, liền phái ngay thiên binh bắt nàng về. Thương con khóc vì thiếu sữa mẹ nên trước khi đi, Hoa Đào đã để lại bầu ngực thay mình nuôi con trưởng thành. Sau này đã biến thành hình dáng núi đôi như bây giờ. Còn nước mắt nàng hóa thành dòng sông Miện mộng mơ, bao lấy rải đất bình yên Quản Bạ. Có lẽ chính nhờ dòng sữa của nàng mà không khí ở đây vô cùng trong lành, hoa quả tươi tốt, lúa ngô được mùa.
Truyền thuyết thứ hai
Trong một phiên bản khác, núi đôi được tạo ra do một chàng trai khổng lồ trót trao lòng cho người con gái Tam Sơn. Trước lời hỏi cưới của chàng, gia đình đằng gái đã ra yêu cầu nếu có thể chặn dòng sông Đông Hà không chảy được vào thung lũng thì sẽ gả cho con gái nhà họ.
Để sớm ngày nên duyên với cô gái, chàng không quản đêm ngày, gánh những hòn núi về ngăn sông. Trong một ngày đang mải làm việc, chợt chàng hay tin mẹ mình đã mất. Quá bất ngờ, chàng đã vô tình va quang gánh làm gãy núi. Hiện nay, núi này được gọi là núi Phia Pới. Có nghĩa là núi đòn gánh người khổng lồ.
Bước chân vội vã về chịu tang mẹ của chàng tạo nên 9 hồ nước ở các làng: Thâm Rí, Thâm Lâu, Thâm Nậm Đăm,… Còn người con gái sau bao năm chờ đợi, cuối cùng đã yên nghỉ gần chiếc đòn gánh của chàng. Nàng hóa thành hình dáng núi đôi cân xứng, tròn đầy như bầu ngực người thiếu nữ.
Cả hai truyền thuyết này đều là những câu chuyện tình buồn nhưng những gì đọng lại vẫn thật đẹp. Bởi đó chính là tình yêu vô bờ bến của người mẹ cùng lòng thủy chung của người phụ nữ. Hiện nay, núi đôi Quảng Bạ đã được làm biển tên ngay chính chân núi.
“Kéo vợ” – Nét văn hóa đặc trưng của người Mông
Đi tour Hà Giang năm mới 2021, du khách hẳn đã không còn quá xa lạ với hình ảnh các chàng trai, cô gái người Mông dập dìu váy áo. Họ thường tụ hội ở các khu đất trống hay con đường vào thôn để giao lưu gặp gỡ, thổi khèn và chơi trò ném pao.
Tại đây, từng tốp nam tốp nữ gửi tới nhau lời chúc mừng năm mới cùng với đó là ánh mắt trao tình. Khi nhận được tín hiệu, cô gái sẽ tách ra khỏi nhóm bạn và đứng đợi đối tượng của mình. Sau đó, chàng trai này đến bên và vỗ mông cô gái. Nếu cô gái đồng ý tìm hiểu thì sẽ vỗ lại. Họ cứ vừa đi nói chuyện vừa vỗ mông qua lại. Tới khi vỗ đủ “9 cặp” thì có nghĩa là hai bên đã ưng thuận nhau.
Nếu trong ngày hôm đó mà chưa đủ thì cả hai có thể hẹn sang ngày sau tiếp tục gặp gỡ và vỗ cho đủ. Trong trường hợp không gặp lại được nhau thì mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một người phù hợp mới. Còn khi đã đủ “9 cặp”, cô gái sẽ hẹn chàng trai tới một chỗ để chờ được kéo về ra mắt nhà chồng. Trong ba ngày ở nhà chàng trai, người con gái được đón tiếp như một vị khách (không được quan hệ vợ chồng). Nếu cô gái ưng ý, nhà trai sẽ mang lễ tới nhà gái để hỏi cưới và chọn ngày lành.
Có thể nói, “kéo vợ” là một trong những nét văn hóa nổi bật của người Mông. Tuy nhiên, đôi lúc nó bị biến tướng thành “bắt vợ” khiến các cô gái bị bắt ép lấy chồng. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Mong rằng, với sự chỉ đạo của chính quyền Hà Giang, phong tục này sẽ mãi được gìn giữ và bảo tồn.
Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, Hà Giang còn là miền đất giao thoa văn hóa giữa 24 dân tộc anh em. Chính vì thế, hãy tham gia ngay Tour Hà Giang năm mới 2021 của Focus Asia Travel để nghe thêm các câu chuyện về vùng địa đầu Tổ quốc này nhé!