Chùa Thiên Mụ – Chùa thiêng xứ Huế
Chùa Thiên Mụ là một trong những hình ảnh tượng trưng cho thành phố Huế, với nhiều công trình kiến trúc độc đáo bên trong. Đây được coi như là ngôi chùa linh thiêng nhất xứ Huế
Vị trí
Lịch sử ngôi chùa
Quả đúng như vậy. Vào năm 1601, khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ vùng Thuận Hóa, trong một lần rong đuổi vó ngựa dọc hai bờ sông Hương, xem xét địa thế, thì bắt gặp một ngọn đồi nhỏ xanh nhô lên bên dòng nước thơ mộng, thế tựa con rồng ngoảnh mặt nhìn lại. Người lấy làm thích thú, bèn cho người dựng nên một ngôi chùa trấn giữ long mạch ở đây. Từ đó chùa được đặt tên là chùa Thiên Mụ, tức là “Bà Mụ Linh Thiêng”.
Vào thời chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu, đất nước bấy giờ Phật giáo rất thịnh hành và phát triển, chùa được tu bổ lại quy mô hơn. Người cho đúc một cái chuông lớn nặng trên hai tấn, cho đại tu lại hàng chục công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, phòng Tăng, nhà Thiền, lầu Tàng Kinh… Những nét chữ được khắc trên bia đá đặt trên lưng con rùa khổng lồ, cũng là do chúa Quốc tự tay khắc. Tấm bia nói về việc dựng xây ngôi chùa ở đây. Sau này, ngôi chùa cũng trải qua nhiều đợt trùng tu của các vị vua qua nhiều thời đại.
Kiến trúc
Cổng Tam Quan
Tháp Phước Duyên
Điện Đại Hùng
Điện Địa Tạng
Điện Quán Âm
Đây là điện thờ sau cuối chùa, núp trong lùm cây, được trang trí giản dị, không có hoa văn. Trong điện có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đúc bằng đồng đen có nét mặt dịu dàng, ngồi trên đài sen, bên trên là bức hoành phi Quán Âm Điện. Trước tượng đồng Quán Thế Âm, cũng có một bức tượng đá nằm trong tủ kính, với những ngón tay thon dài, đường nét mềm mại, uyển chuyển. Ở hai bên thờ thập vị Điện Vương, tức là mỗi bên mười vị.
Ghé thăm chùa Thiên Mụ, ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ mộng mơ trữ tình này, để được khám phá những kiến trúc độc đáo cổ xưa, cũng như lắng nghe những câu chuyện từ bao đời truyền lại.
Trang Trần
Nguồn ảnh: Internet