Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị thể lực trekking chi tiết nhất

Trong quân ngũ có một câu rất hay: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Tương tự như vậy, nếu lên kế hoạch chuẩn bị thể lực trekking kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều vất vả cũng như nguy hiểm trên đường đi. Thay vì mệt mỏi và lê chân từng bước, chúng ta có thể dễ dàng leo núi và tận hưởng khung cảnh xung quanh. Đặc biệt, chưa kể tới những đỉnh núi cao khác trên thế giới thì để chinh phục các cung trek khó như Tà Xùa hay Ngũ Chỉ Sơn, bạn đã phải luyện tập từ ít nhất 1 tháng trước khi đi rồi. Vậy bài tập dành cho người lần đầu leo núi là gì? Hãy cùng Focus Asia Travel tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé. 

Các bài tập chuẩn bị thể lực trekking

1. Chạy bộ – Bài tập sức bền

Chạy bộ là bài tập rèn thể lực cũng như sức bền dễ thực hiện nhất. Để đạt hiệu quả tối đa, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 1 tiếng sáng sớm để tập luyện. Mới đầu có thể chạy với tốc độ 5-6km/h. Sau đó, bạn phải tăng dần lên 9-10km/h. Bài tập này không chỉ tốt cho quá trình leo núi mà còn rất thích hợp cho mọi người tập luyện duy trì sức khỏe hàng ngày. 

Bài tập chạy bộ rèn luyện sức bền

Bài tập chạy bộ rèn luyện sức bền

2. Leo cầu thang – Bài tập sức mạnh

Leo cầu thang đòi hỏi các nhóm cơ bắp phần chân, đùi, hông và cơ lõi phải hoạt động mạnh và liên tục. Do đó, sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ cảm nhận được những phần này dần săn chắc và khỏe khoắn hơn rất nhiều. Hơn nữa, leo cầu thang còn tốt cho huyết áp và tim mạch. Đồng thời trong thời gian tập sẽ sản sinh ra một lượng adrenaline giúp tinh thần trở nên sảng khoái, vui vẻ và yêu đời hơn. Khi đã quen với bài tập này, bạn nên đeo thêm balo tầm 4-5kg để tăng thêm cường độ cũng như thích nghi dần với quá trình trekking.

Leo cầu thang giúp rèn luyện sức mạnh

Leo cầu thang giúp rèn luyện sức mạnh

3. Đứng lên ngồi xuống – Bài tập sức chịu đựng

Mỗi ngày bạn có thể dành khoảng 10 phút để đeo balo tập đứng lên ngồi xuống. Khoảng thời gian đầu sẽ khá đau và khó đi nhưng đây là bài tập rất tốt, tránh cho bạn khỏi bị chuột rút trong quá trình leo núi. Một lưu ý nhỏ là ở tư thế đứng lên, bạn phải kiễng đầu mũi chân một tí nhé. Hãy lặp lại động tác này liên tục cho tới khi hết thời gian tập. Có thể nghỉ chút giữa chừng nếu như quá mỏi.

Rèn luyện sức chịu đựng với bài tập đứng lên ngồi xuống

Rèn luyện sức chịu đựng với bài tập đứng lên ngồi xuống

4. Kiễng chân – Bài tập thăng bằng

Bài tập cuối cùng – kiễng chân nhằm mục đích luyện khả năng thăng bằng và giúp bạn quen dần với việc đi bằng mũi. Tránh bị đau chân và chuột rút khi dẫm vào đá nhỏ. Để tập luyện bài này, bạn hãy kiếm viên gạch hoặc một vật cứng chắc chắn, cao từ 5-10cm kê gần lan can hoặc cửa sổ (nơi có chỗ bám tay an toàn). 

Tập luyện kiễng chân rất tốt cho việc giữ thăng bằng

Tập luyện kiễng chân rất tốt cho việc giữ thăng bằng

Sau đó đứng 2 mũi chân lên đó và kiễng chân lên tối đa, rồi hạ gót xuống chạm đất. Bạn có thể tập đổi từ tư thế 2 gót chân một bên sang 2 gót chân hai bên viên gạch. Thời gian tập luyện hợp lý là khoảng 5-10 phút/ngày. 

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Bên cạnh việc tập luyện, bạn phải có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, sắt, kẽm và protein. Hãy chọn các loại thịt đỏ và ăn thêm nhiều rau xanh cũng như hoa quả. Ngoài ra, bạn nên đi nghỉ sớm, đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. 

Bạn nên ăn nhiều thịt đỏ và rau xanh cũng như nghỉ ngơi khoa học

Bạn nên ăn nhiều thịt đỏ và rau xanh cũng như nghỉ ngơi khoa học

Chuẩn bị thể lực trekking là việc quan trọng và cần thiết giúp bạn có một chuyến đi thuận lợi hơn. Từ 2-3 ngày trước hành trình, bạn có thể dừng tập luyện để cơ thể nghỉ ngơi thư giãn. Đặc biệt, đối với những bạn chưa có kinh nghiệm trekking thì nên lựa chọn các ngọn núi dễ trước khi nghĩ tới các cung đường khó và nguy hiểm nhé.