5 loại bánh Tết truyền thống Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì?
Tết nguyên đán của Việt Nam là ngày lễ được người dân mong đợi nhất trong năm. Bởi lẽ, đây là Tết truyền thống của dân tộc mình, hàng năm vào ngày này nhà nào cũng sắm sửa đồ ăn, đồ uống, đồ dùng mới để đón năm mới đưa năm cũ đi. Trong đó, một số loại bánh ngày Tết thường dùng lại mang ý nghĩa đặc biệt, cùng Focus Asia Travel xem đó là gì nhé.
1. Bánh Tết truyền thống – Bánh Chưng
Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài.
Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc.
Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ.
2. Bánh Tét – Món bánh dịp Tết truyền thống
Bánh tét là món bánh Tết truyền thống của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con.
Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ.
3. Bánh Khảo – Món bánh truyền thống Việt
Bánh khảo là loại bánh truyền thống có nguồn gốc từ vùng Bắc Bộ và được dùng nhiều vào dịp lễ tết của các dân tộc Tày, Nùng,… Món bánh này là sự kết hợp tuyệt vời của bột gạo nếp thơm, hương bưởi dịu dàng cùng những loại nhân phong phú.
Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn…
4. Bánh Phu Thê – Món bánh Tết truyền thống của dân địa phương
Bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xuê, đặc sản của người Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng.
Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon.
Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê.
5. Bánh Cộ
Bánh cộ hay còn được gọi là bánh in, thường được dùng trong các dịp lễ Tết, cúng kính ông bà, tổ tiên, thờ Phật. Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế. Có thể nói, bánh được xem như một đặc sản của Huế.
Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đậm nét ẩm thực. Bánh cộ nổi tiếng thơm ngon và sạch sẽ mà nguyên liệu thì rất bình dân và cách thức làm bánh cộ thì rất dễ làm.
Trên đây là nhưng loại bánh truyền thống được dùng trong ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Nếu là người Việt Nam mà chưa thưởng thức hết hương vị các loại bánh tết truyền thống này thì thật uổng phí. Hãy nếm thử và cho Focus Asia Travel biết cảm nhận của bạn về từng loại bánh nhé