Vui chơi chợ phiên vùng cao Bắc Hà sắc màu
Đi dọc theo sông Nậm Thi tầm 70km, hoà mình trong khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu với những đám mây trắng và sương mù nơi vùng đất biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Thị trấn nhỏ Bắc Hà sẽ xuất hiện với bầu trời đầy nắng và cảnh quan yên bình của khu chợ phiên Bắc Hà.
Bắc Hà là một huyện phía đông của tỉnh Lào Cai, trong khi đó Sa Pa ở một huyện ở phía tây. Khoảng cách từ Sa Pa đến Bắc Hà là 100km, mất khoảng 4 giờ để đi đến thị trấn nhỏ này.
Nhiều những đoạn đường dài quanh co và sườn dốc nằm rải rác dọc theo những con đường núi vẽ nên phong cảnh núi non hùng vĩ khiến con người ta quên đi cảm giác sợ hãi khi đi lại để ngắm nhìn thiên nhiên nơi miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc.
Không nhiều người biết rằng chợ Bắc Hà ở Sa Pa đã tồn tại hơn 100 năm. Nó phát triển mạnh trong thời Pháp thuộc tại Việt Nam nhưng ngày càng ít phổ biến hơn sau khi Việt Nam giành được độc lập.
Xem thêm: Tham quan quần thể hang động Ellora nước Ấn huyền bí.
Tuy nhiên, ngôi chợ nhỏ của chốn Tây Bắc xa xôi này vẫn hoạt động và trở thành điểm đến của nhiều những du khách là những người tò mò muốn tìm hiểu thêm một chút về văn hóa H’Mông và cả người dân địa phương buôn bán hàng ngày.
Bắc Hà cũng có những lễ hội độc đáo được tổ chức vào những ngày cụ thể trong năm. Mùa xuân là mùa hoa mận nở trắng rợp trời và đó cũng là mùa lễ hội.
Trong các lễ hội này, người dân địa phương cầu nguyện cho một năm mới với thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng. Đầu tháng 6 khi mận chín, lễ hội đua ngựa được tổ chức và khép lại mùa lễ hội trong năm là lễ hội đền Bắc Hà vào ngày 7/7 âm lịch.
Bạn có thể tìm thấy nhiều thứ ở đây – từ thủ công mỹ nghệ địa phương của các dân tộc khác nhau – đến trái cây đầy màu sắc và các món ăn ngon để thử như xôi ngũ sắc, phở người H’Mong.
Rau, thảo mộc và trái cây là những gì bạn sẽ tìm thấy rất nhiều ở đây. Chắc chắn bạn có thể tìm thấy những thứ này ở bất cứ đâu, nhưng các sản phẩm được bán tại Bắc Hà có nguồn gốc địa phương, luôn tươi và không độc hại.
Bạn sẽ tìm thấy khoai lang, sắn, đậu đũa, nhân sâm, v.v., tất cả được bày ra với màu sắc tương phản trên thảm tre trong một màn khung cảnh đầy bắt mắt.
Người dân địa phương từ thị trấn Bắc Hà và các vùng lân cận đã lập nên khu chợ nhỏ này và chỉ họp một lần một tuần vào Chủ nhật từ sáng sớm đến trưa. Nhiều người già, phụ nữ trẻ và nam giới của đồng bào dân tộc thiểu số H’Mông và Dao thức dậy sớm nhất là 4 giờ sáng để thu gom các mặt hàng của họ và bày quầy hàng trưng bày chúng một cách hấp dẫn.
Cũng giống như trang phục của người dân vùng cao, ẩm thực Bắc Hà cũng mang đến nhiều màu sắc khác nhau với các công thức nấu ăn của Việt Nam. Có lẽ bạn đã thử phở ở Hà Nội, hnhưng bạn đã bao giờ thử phở đỏ chưa? Có lẽ bạn chắc chắn đã thử qua gạo nếp trắng, nhưng bạn đã thử loại gạo nếp với màu sắc sặc sỡ chưa?
Nếp ở Bắc Hà được nhuộm màu bởi các loại thảo mộc địa phương và rất phổ biến khi nó được chế biến thành đặc sản dân giã nơi đây – xôi ngũ sắc. Một đặc sản khác của vùng là món thịt trâu và thịt ngựa… Đây là những món ăn nhất định bạn phải thử khi đặt chân đến miền quê vùng cao này.
Có một khu vực nằm ở cuối chợ phiên Bắc Hà, trên một ngọn đồi cao tách biệt với chợ chính. Đây là nơi người dân tộc bán nhiều gia súc và gia cầm như gà, chim, chó, lợn, trâu, bò và ngựa.
Bạn sẽ thấy một loạt các loài, màu sắc và kích thước đa dạng. Các gia súc và gia cầm khác nhau cũng được bán riêng. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những người bán và người mua đông đúc, tấp nập ở đây.
Chợ Bắc Hà thực sự là phiên chợ của những nồng hậu, ấm áp từ những nụ cười rạng rỡ của con người, là bức tranh phản ánh cốt cách, văn hoá và lối sống của những đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Tại chợ phiên Bắc Hà, không có khoảng cách giữa các dân tộc, không có rào cản ngôn ngữ hay tương phản quốc gia, vùng miền. Mọi người đến với nhau vì một mục đích – để kiếm sống trung thực và mang lại niềm vui cho những người xung quanh.
Mọi người thường nói sống ở vùng núi và cách xa các thành phố phát triển là một cuộc sống khó khăn. Nhưng, cuộc sống của người dân diễn ra nơi đây chứng minh điều ngược lại.
Họ có một cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vật chất ở nhiều phương diện, tuy nhiên họ vẫn ngày ngày sống và gắn bó ở đây với những niềm vui nhỏ, đó là niềm yêu thích và tự hào về mảnh đất cha ông để lại.
Chúng ta có thể luôn phấn đấu nhiều hơn, gồng mình để có được nhiều thứ hơn trong cuộc sống, nhưng với cuộc sống đơn giản mà họ đang sống, một số người nói rằng họ đã có tất cả những gì họ cần. Họ bằng lòng bằng sự yêu thương và hạnh phúc trong chính tâm hồn họ.
Focus Asia Travel