Vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn hơn 1.300 năm tuổi có gì?

Cùng Focus Asia Travel khám phá vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn nhé!!!

Phượng Hoàng cổ trấn không phải là địa điểm mới đối với dân du lịch mà đây là địa điểm được rất nhiều người yêu thích khi nhắc đến du lịch Trung Quốc. Nhắc đến Phượng Hoàng cổ trấn, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến vẻ đẹp trầm mặc như cổ thi kéo dài mãi dọc theo con sông Trường Giang.

Phượng Hoàng cổ trấn mang vẻ đẹp trầm mặc như cổ thi

1.Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, bên cạnh dòng Đà Giang, Phượng Hoàng (FengHuang zhen) là cổ trấn 1.300 tuổi ở Trung Quốc. Đây cũng là nơi ít chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh, vì vậy nơi đây vẫn còn giữ được gần như nguyện vẹn cấu trúc của một đô thị cổ trong lịch sử phương Đông.

Tên của trấn, Phượng Hoàng, được đặt theo loài chim cùng tên với một huyền thoại đẹp. Tương truyền rằng có một đôi phượng hoàng – loài chim thần có khả năng tái sinh từ ngọn lửa đã từng bay qua cổ trấn này, vì cảnh vật quá đẹp nên chúng lưu luyến mãi mới chịu rời đi. Từ đó, người dân ở đây đã đặt tên cho thị trấn là Phượng Hoàng.

Phượng Hoàng cổ trấn dưới ánh hoàng hôn

Diện tích Phượng Hoàng cổ trấn chỉ khoảng hơn 10km2 nhưng lại là địa điểm rất nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm hàng năm. Khoảng thời gian đẹp nhất để đến thăm thị trấn cổ xưa này là từ tháng 7 đến tháng 9, khi thời tiết dễ chịu, mát mẻ, cả không gian được bao phủ bởi màu xanh bàng bạc yên ả, lúc này bạn có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp thanh bình và không khí trong lành nơi đây.

2.Vẻ đẹp ở Phượng Hoàng cổ trấn

Cổ trấn yên bình với kiến trúc Điếu Cước Lâu độc đáo

Nếu Lệ Giang (Vân Nam) thương được ví như “thành Venezia của phương Đông” với kiến trúc cầu – sông độc đáo thì Phượng Hoàng cổ trấn được nhắc đến nhiều nhất với kiến trúc Điếu Cước Lâu (Diaojiaolou) vô cùng đặc sắc đã lưu giữ văn hóa ngàn đời của các dân tộc thiểu số sinh sống gần sông Trường Giang. Điếu cước lâu là kiểu kiến trúc nhà ở dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa, những ngôi nhà ở Phượng Hoàng cổ trấn là sự hiện hữu rõ nét nhất của việc giao thoa kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số (Miêu, Thổ Gia…) và người Hán.

Kiến trúc điếu cước lâu soi bóng bên dòng Đà Giang

Điểm đặc biệt của kiến trúc Điếu Cước Lâu này là các ngôi nhà được xây dựng tựa lưng vào núi – những nơi có độ dốc khá lớn. Điều này tạo cảm giác khá chông chênh khi mới gặp lần đầu nhưng những ngôi nhà này đều có trụ lớn chống đỡ vững chắc và an toàn. Tùy theo nhu cầu, các ngôi nhà có thể được xây dừng từ 2 đến 3 lầu kết hợp với ban công xây nhô ra phía trước để nới rộng không gian.

Kiến trúc điếu cước lâu soi bóng bên dòng Đà Giang

Những con đường quanh co trầm lặng

Một điểm khá thu hút của cổ trấn này là những con đường nhỏ lát đá dẫn vòng quanh thị trấn với những dãy nhà cổ được xây bằng đá và gỗ trên các trụ cao nằm dọc bờ sông. Từng con hẻm nhỏ, từng lối đi quanh co ở cổ trấn đều mang một vẻ cổ kính đặc trưng với thiết kế độc đáo đưa bạn đi đến nhiều khám phá bất ngờ về kiến trúc ở đây.

Con đường quanh cổ trấn

Khung cảnh nơi đây trở nên thanh bình và cổ kính hơn khi sương mù dày đặc vào sáng sớm hay sau những cơn mưa. Cổ trấn Phượng Hoàng khá nhỏ nên bạn có thể lang thang khắp nơi mà không sợ lạc.

Dòng Đà Giang soi bóng cổ thi

Đến Phượng Hoàng cổ trấn thì không thể không nhắc đến con sông lớn chảy dài xuyên suốt nơi đây. Đà Giang (một chi lưu của con sông lớn Trường Giang) cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương trong nhiều thập kỷ. Đà Giang trải dài 96,9km, dòng sông là huyết mạch của cổ trấn.

Cầu đá nhảy bắc ngang sông Đà Giang

Một trong những điểm nhấn nổi tiếng của Phượng Hoàng là những cây cầu nối hai bên bờ sông – cầu đá nhảy. Cây cầu nổi tiếng không kém tiếp theo là Hồng Kiều, tương truyền cây cầu này là một trong những tích phong thủy nổi tiếng của Lưu Bá Ôn.

Cầu đá nhảy bắc ngang sông Đà Giang

Cuộc sống sinh hoạt đời thường bên dòng Đà Giang

Sông Đà Giang có mối liên hệ đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây, hầu như các hoạt động thường ngày đều gắn liền với con sông. Thức giấc vào buổi sáng và tản bộ dọc bờ sông bạn sẽ thấy những người bán hàng rong gánh những món đồ ăn sáng, thảo quả,…

Đặc biệt là người dân nơi đây vẫn giữ thói quen giặt quần áo bằng cách dùng chày đập như ngày xưa, điều này đã trở thành một đâu ấn đặc trưng của vùng đất thanh bình này.

Người dân giặt quần áo bên bờ sông

Cổ trấn lung linh về đêm

Ban ngày, Phượng Hoàng cổ trấn được phủ một xanh bàng bạc của cây cối, của dòng sông xanh, của lớp sương mờ ảo. Vào ban đêm, cổ trấn lại khoác lên mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo khác lạ. Những cây cầu cổ bắt qua dòng sông, những mái nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm,… đều được phủ đèn rực rỡ. Mặt sông Đà Giang bạn ngày đầy tĩnh lặng thì vào bạn đêm, mặt nước phản chiếu lại khung cảnh sáng rực và nhộn nhịp của đời sống về đêm nơi đây, đẹp như một giấc mơ.

Cầu Hồng Kiều rực sáng khi màn đêm buông xuống cổ trấn

Dọc bờ sông sáng rực cũng là một địa điểm chụp ảnh lý tưởng nếu bạn muốn sở hữu những bức ảnh lung linh huyền ảo.

 

ĐỌC THÊM:

Tour du lich: Hà Nội – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn 5N4Đ

Lịch khởi hành:

-Tháng 8/2024: 12, 19, 26

-Tháng 9/2024: 2, 16, 23

Tour du lịch: Tour TP Hồ Chí Minh – Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn 6N5Đ

Lịch khởi hành:

-Tháng 8/2024: 2, 7, 8, 14, 16, 21, 23, 28, 30

-Tháng 9/2024: 4, 6, 11, 13, 18, 20, 25, 27