Trải nghệm 15 ngày tết cổ truyền của Trung Quốc

Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có tết cổ truyền vào mùa xuân. Tết là thời điểm đón năm mới với nhiều điều tốt lành. Người Trung Quốc coi ngày tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất, vì vậy mọi hoạt động ngày tết đều rất được coi trọng.

Vậy người Trung Quốc đón tết như thế nào? Món ăn truyền thống của họ có phải là bánh chưng như Việt Nam chúng ta? Và ngày tết người Trung Quốc kiêng kị những gì?  Hôm nay Focus Asian travel sẽ cùng các bạn tìm hiểu tết cổ truyền Trung Quốc nhé!

Ngày 23,24 tháng Chạp

Ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp, còn được gọi là “小 年 xiǎo nián” trong tiếng Trung Quốc là ngày bắt đầu của lễ hội mùa xuân. Có 2 hoạt động lớn là cúng Táo quân và dọn dẹp nhà cửa. Dọn nhà thật sạch và bỏ đi những thứ không còn cần thiết là cách để tạm biệt năm cũ. Hơn nữa, người ta tin rằng, việc dọn dẹp trong những ngày đầu tiên của năm mới có thể quét đi vận may.

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán: Bữa tối đoàn tụ gia đình

Mặc dù có nhiều khác biệt về văn hóa và phong tục vùng miền, nhưng hầu hết người dân Trung Quốc đều có những niềm tin tương tự về bữa ăn năm mới. Các món ăn của năm mới tượng trưng cho những thứ sẽ đến trong năm tới: cá, bánh bao, bánh gạo và trái cây – tất cả đều tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.

Bánh gạo đại diện cho một vị trí hoặc địa vị cao hơn trong công việc. Cơm nắm ngọt cho điều ước sum họp gia đình, còn mì được dùng để chúc trường thọ. Ở Quảng Đông, rau diếp, hàu khô và bưởi cũng là những thực phẩm tượng trưng cho sự thịnh vượng và tên gọi và âm thanh của chúng theo tiếng Quảng Đông là điềm lành. 

Trước giao thừa, mọi người sẽ dọn dẹp và mua sắm đồ trang trí, đồ ăn nhẹ. Ngay trước bữa ăn tối sum họp gia đình, mọi người sẽ trang trí năm mới và dâng lễ vật gồm thịt, rượu, hoa quả, nhang đèn lên miếu thờ hoặc mộ tổ tiên.

Trong và sau bữa tối, mọi người sẽ thức khuya, xem chương trình đón giao thừa và tặng những phong bao lì xì cho nhau, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn ở Trung Quốc. Một số người sẽ đến các quảng trường lớn hoặc thậm chí các ngôi chùa trên đỉnh núi để nghe tiếng chuông vang lên trong năm mới.

Ngày 1: Mừng đầu năm

Đốt pháo đầu năm chính là một phong tục Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc để tạo nên bầu không khí rộn ràng những ngày đầu năm. Đầu tiên sẽ đốt một dây pháo nhỏ rồi tiếp theo là đốt 3 tiếng pháo lớn hơn tượng trưng cho việc năm cũ đã qua và chào đón năm mới đang tới. Tuy nhiên thì việc đốt pháo đã bị cấm ở những thành phố lớn của đất nước. Và chỉ còn xuất hiện tại một số vùng nông thôn hẻo lánh.

Hiện nay thì chỉ có nhà nước mới được phép bắn pháo hoa vào ngày đầu năm. Nếu du khách đi du lịch Trung Quốc vào dịp này sẽ chứng kiến nhiều màn trình diễn pháo hoa đẹp mắt, sáng rực cả góc trời.

Ngày 2: Đón con rể

Ngày thứ hai của Tết Nguyên Đán còn được gọi là “kāi nián 开 年” trong tiếng Trung, có nghĩa là bắt đầu một năm. Đây là ngày đón con rể về thăm gia đình bên vợ. Vào ngày này, những người con gái đã kết hôn cùng chồng về thăm nhà bố mẹ đẻ. Truyền thống cụ thể khác nhau ở mỗi nơi nhưng thông thường, họ mang quà và lì xì đỏ cho trẻ em trong gia đình. Con gái và con rể thường ăn trưa ở nhà bố mẹ đẻ.

Ngày 3: Ở nhà

Ngày xưa, mùng 3 Tết được coi là ngày có điềm gở nên người Trung Quốc thường không đi chơi xa. Có rất nhiều điều cấm kỵ chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa, đốt lửa, cãi cọ, múc nước, thăm hỏi người khác. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng ít người tin vào những điều mê tín như vậy. Nhiều người chỉ coi ngày này như một ngày lễ bình thường để vui chơi cùng gia đình.

Ngày 4: Chào đón các vị thần

Ngược lại, ngày mùng 4 được coi là ngày tốt lành, là ngày để chào đón Táo quân, Thần tài và các vị thần khác khi họ trở về từ Thiên đình. Các gia đình thắp hương, thắp nến đón thần tài. Các gia đình cũng chuẩn bị trái cây, rượu và cá, thịt gà, thịt lợn cho bữa ăn của họ vào ngày này. Ở một số vùng nông thôn miền bắc Trung Quốc, người dân đốt một thanh gỗ và ném xuống sông để ngăn chặn mọi tai nạn liên quan đến hỏa hoạn trong năm tới.

Ngày 5: Kỷ niệm lễ hội Phá Ngũ

Ngày mùng năm thường được gọi là lễ Phá Ngũ (破 五 là “phá vỡ vào ngày mùng 5”). Nhiều điều cấm kỵ có thể bị phá vỡ trong ngày này. Ngày này được cho là ngày sinh của Thần Tài. Người Trung Quốc sẽ ăn mừng bằng một bữa tiệc lớn. 

Ngày 6: Xua đuổi bóng ma đói nghèo

Vào ngày thứ sáu, mọi người thường vứt bỏ quần áo rách rưới, rác rưởi và dọn dẹp nhà cửa để mong xua đuổi bóng ma đói nghèo từ quá khứ và đón một năm mới thịnh vượng, thành công.

Ngày 7: Kỷ niệm Ngày của loài người

Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần Nữ Oa tạo ra con người vào ngày thứ Bảy, vì vậy ngày mùng 7 của Tết Nguyên đán thường được gọi là “rén rì” (人日 – ngày của loài người). Người dân ở một số vùng ăn canh thất bảo (một loại súp đặc với 7 loại rau) vào ngày này để xua đuổi vận rủi và bệnh tật.

Ngày 8: Kỷ niệm sự ra đời của cây kê

Ngày mùng 8 được cho là ngày sinh nhật của cây kê, một loại cây trồng quan trọng ở Trung Quốc cổ đại. Theo tục ngữ dân gian, nếu ngày này trời quang mây tạnh thì cả năm sẽ bội thu, nếu không, cả năm mùa màng sẽ thất bát.

Ngày 9: Kỷ niệm ngày sinh của Ngọc Hoàng

Ngày mùng 9 là ngày sinh của Ngọc Hoàng (vị thần tối cao của  Đạo giáo). Theo truyền thuyết Đạo giáo, tất cả các vị thần của trời và đất đều kỷ niệm ngày này, và có những buổi lễ lớn trong các ngôi đền Đạo giáo. Các hoạt động bao gồm: Đốt pháo liên tục từ nửa đêm mồng 8 Tết đến 4 giờ ngày mồng 9 Tết. Dâng lễ vật lên Ngọc Hoàng, trước đó cả gia đình sẽ tắm tiên để tỏ lòng thành kính với Ngọc Hoàng.

Ngày 10: Kỷ niệm sinh nhật của thần Đá

Theo phong tục của Trung Quốc, ngày mùng 10 là ngày sinh nhật của thần Đá. Vào ngày này, mọi người không được phép di chuyển bất kỳ viên đá nào, kể cả máy lăn đá, cối xay đá và cối đá, vì vậy nó còn được gọi là ngày thạch bất động.

Ngày 11: Bố vợ chiêu đãi con rể

Ngày thứ 11 dành cho các ông bố vợ chiêu đãi con rể. Có rất nhiều thức ăn còn sót lại từ lễ kỷ niệm sinh nhật của Ngọc Hoàng, vì vậy thức ăn thừa được ăn vào ngày này.

Ngày 12-14: Chuẩn bị cho Lễ hội đèn lồng

Các gia đình mua lồng đèn và dựng một lán lồng đèn để chuẩn bị cho Lễ hội đèn lồng.

Ngày 15: Lễ hội đèn lồng

Vào ngày này, mọi người thắp đèn lồng và thả hoa đăng. Theo truyền thống có từ thời nhà Tống, người ta sẽ viết những câu đố bằng thơ lên ​​đèn lồng và những người giải được chúng đôi khi sẽ nhận được quà tặng từ chủ nhân của những chiếc đèn lồng.

Chắc chắn sau khi đọc qua bài viết này, du khách sẽ cảm thấy các phong tục Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc cũng rất giống với nước ta. Đó cũng là điều rất dễ hiểu bởi vì ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam cũng bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa rộng lớn. Du khách hãy đến du lịch Trung Quốc trong dịp này để khám phá nhiều điều thú vị hơn về những ngày tết Nguyên Đán ở đất nước này nhé!