Sắc hoa đào rừng Mù Căng Chải nở rộ báo hiệu mùa xuân năm mới đã về
Cuối tháng 12, hoa đào rừng ở Mù Cang Chải đua nở, phủ sắc hồng trên những vạt rừng vùng cao. Trong tiếng Mông, loài hoa này được gọi là “tớ dầy”, mọc tự nhiên ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông hay Dế Xu Phình. Đào rừng có năm cánh hồng với nhụy dài đỏ rực, nở thành từng chùm vào thời điểm cận Tết Dương dịch và kéo dài đến hết Tết Nguyên đán. Nơi có nhiều đào rừng nhất tại địa phương là xã La Pán Tẩn.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao ở tỉnh Yên Bái, nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, địa hình chủ yếu là đồi núi. Với đặc thù như vậy, Mù Cang Chải là một huyện vùng cao được thiên nhiên ưu đãi, rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật tại đây.
Một số khu vực có những cánh đồi thông trải dài như một tấm vải nhuộm xanh uốn lượn quanh quả đồi. Độc đáo khác biệt hơn cả mỗi khi vào thời điểm cuối năm cũng chính là lúc hoa đào nở rộ khắp trời đất bao trùm lấy không gian thiên nhiên Tây Bắc rực rỡ.
Ngoài mùa lúa chín thì ở Mù Cang Chải vào dịp này cả không gian đất trời nhuộm sắc hồng tuyệt mĩ bởi loài hoa anh đào rừng. Nếu dưới xuôi gọi là đào rừng, đào chuông thì người Mông còn gọi với tên độc đáo khác là hoa “Tớ Dày”.
Tớ Dày có nét rất giống với Mai Anh Đào, chỉ khác là cây đào của xứ Mù Cang Chải sinh trưởng ở trên vùng rừng núi nên mang trong mình một vẻ đẹp đầy cứng rắn mặc dù thời tiết nơi đây có khắc nghiệt như thế nào thì vẫn tươi tắn khoe sắc.
Đào nở như báo hiệu mùa xuân về sớm với bản của người dân tộc Mông ở nơi đây. Hoa đào – một loài hoa đặc trưng ở vùng núi phía Tây Bắc là loại cây thân gỗ chỉ mọc và nở hoa ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển.
Hoa đào rừng Mù Căng Chải này có hoa năm cánh hồng phớt, nhụy đỏ, kết thành từng chùm thân cây khá lớn, đặc biệt có những cây đào cổ thụ cao từ 20 – 30m, tán vươn rộng, mọc rải rác khắp sườn núi. Đào rừng đã nở khắp bản Trống Páo Sang thuộc xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải. Núi rừng, cả làng bản đắm mình trong sắc hồng của đào rừng tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Nơi ngắm hoa đào rừng đẹp nhất ở Mù Căng Chải là ở xã La Pán Tẩn và một số khu vực khác như: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình,… Không chỉ có ở những triền núi mới có bộ cánh mới, mà hầu hết những căn nhà của người dân nơi đây đều có ít nhất vài gốc đào bung nở trên những nóc nhà. Nhìn từ xa hay trên cao, những ngôi nhà chìm trong sắc hồng của đào đầy mơ mộng, nên thơ đẹp đến nao lòng, khó tả.
Người Mông còn có câu nói thú vị về loài hoa đẹp này:
‘Làm mùa xem hoa Tớ Dày
Xây lứa đôi xem đôi bàn tay‘
Xem thêm: Công dụng thực sự của chế độ máy bay trên điện thoại là gì?
Cứ đến mùa hoa Tớ Dày, từng đôi trai gái người Mông lại ô hồng nghiêng chao, đôi mắt tình tứ đầy ngọt ngào, hòa cùng những thanh âm trong trẻo, say đắm lòng người của tiếng khèn, đàn môi, kèn lá làm thổn thức xốn sang cả người lẫn rừng xuân nơi đây.
Đây cũng chính là trải nghiệm vô cùng lí thú mà dân phượt những ai thích khám phá luôn hăng say, nóng lòng được dịp hẹn với mảnh đất Mù Cang Chải vào thời điểm này. Cảm giác lượn qua những cung đường hùng vĩ nay còn kèm theo một vẻ đẹp đầy choáng ngợp có một chút lãng mạn xen lẫn sự nữ tính, yêu kiều khi xuân đã về.
Mảnh đất vùng Tây Bắc khiến không ít người ngẩn ngơ đặc biệt trong mỗi dịp xuân về, lưng chừng núi hay bao quanh làng vẻ đẹp mộng mơ, rực rỡ của những bông hoa đào rừng Mù Căng Chải khoe sắc thắm hòa lẫn cùng người thiếu nữ Tây Bắc e ấp, dịu dàng trong tà váy đậm đà truyền thống của dân tộc. Mỗi độ xuân trên mảnh đất sơn cước, sắc hồng bạt ngàn từ sườn núi cho đến từng bản làng như mang đến một luồng sinh khí, hơi thở mới giúp xóa tan đi cảm giác se lạnh những ngày giao mùa giữa đông sang xuân.