Review chi tiết toàn bộ 26 hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các hãng hàng không tại Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Khi mở ra cánh cửa phát triển du lịch nội địa, vận tải hàng hóa. Hơn thế nữa là kết nối, mở rộng với các nơi trên khắp thế giới. Sự ra đời và cạnh tranh từ những hãng mới khiến cho các đơn vị ngày càng hoàn thiện mình hơn. Thêm vào đó, các khách hàng cũng được hưởng lợi từ những chương trình khuyến mãi với mức giá rất ưu đãi.
Danh sách các hãng hàng không nội địa tại Việt Nam
1. Vietnam Airlines (VN/HVA)
Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia duy nhất của Việt Nam, trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Dù cho miếng bánh thị phần đang được phân phối lại trước những cái tên mới xuất hiện nhưng với những tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ của mình, Vietnam Airlines vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách. Điển hình các tiện ích vượt trội của hãng có thể kể tới như: hành lý xách tay từ 12 – 18kg, phục vụ miễn phí bữa ăn trong hành trình,… Ngoài 19 chặng nội địa, hãng còn mở rộng thêm 42 điểm đến quốc tế.
2. Vietjet Air (VJ/VJC)
Không thể phủ nhận từ khi Vietjet Air đi vào khai thác vận hành với tôn chỉ giá rẻ, đã giúp ngành du lịch nội địa mở ra một kỷ nguyên mới. Hàng loạt các đợt giá vé 0đ đã tạo cơ hội cho mọi người có thêm nhiều chuyến đi hơn. Tuy nhiên nếu lựa chọn Vietjet thì bạn nên xác định trước tinh thần có thể chuyến đi sẽ bị delay. Thêm vào đó, hành lý xách tay chỉ được 7kg và bữa ăn nhẹ có tính phí.
3. BamBoo Airways (QH/BAV)
Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2018, nhưng BamBoo Airways đang dần chiếm được thiện cảm của khách hàng trong nước. Nhờ lợi thế sinh sau đẻ muộn, hãng chọn cho mình hướng đi Hybrid lai giữa truyền thống và giá rẻ. Mặc dù hơi ít chặng nội địa cũng như chưa có chuyến bay quốc tế nhưng chất lượng dịch vụ của BamBoo được đánh giá khá tốt. Bên cạnh đó là mức giá cạnh tranh, vừa tầm.
4. Pacific Airlines (BL/PIC)
Từ ngày 26/07/2020, Jestar Pacific Airlines đã chính thức quay lại tên gọi ban đầu của mình là Pacific Airlines sau khi ngừng hợp đồng nhượng quyền với Jestar Group. Tuy là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, nhưng những gì Pacific làm được chưa thực sự quá nổi bật so với “người đàn em” Vietjet. Qua lần đổi mới này cùng với việc Vietnam Airlines đang nắm 98% cổ phần, hãng đang được kì vọng sẽ cải thiện được hoạt động kinh doanh. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Pacific được đánh giá khá đẹp. Bên cạnh đó, hãng đang sử dụng Airbus A320 có mức tiêu thụ nhiên liệu, phát khí thải và tiếng ồn ít nhất trong số những máy bay cùng loại.
5. Vietravel Airlines (VU/VAG)
Vietravel Airlines là cái tên góp mặt gần đây trong phân khúc thị trường Hybrid. Mặc dù khai trương trong tình hình dịch bệnh Covid nhưng với lợi thế của một tập đoàn du lịch lâu đời như Vietravel Holdings, cùng hệ sinh thái hoàn chỉnh, đây chắc chắn sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với những hãng hàng không cũ. Tính tới quý 1/2021, hãng dự kiến sẽ đưa 3 máy bay vào hoạt động với tần suất 40 chuyến/tuần. Tập trung ở các chặng khởi hành từ Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Phú Quốc.
Danh sách các hãng hàng không quốc tế hoạt động tại Việt Nam
1. Asiana Airlines (OZ/AAR – Hàn Quốc)
Asiana Airlines là hãng hàng không lớn thứ 2 Hàn Quốc chỉ sau Korea Air. Với hơn 30 năm hoạt động, thương hiệu này đã phủ sóng khắp nơi trên thế giới. Với 14 đường bay nội địa và gần 110 thành phố của 23 quốc gia thuộc các khu vực châu Á, châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ. Hiện nay, Asiana Airlines khai thác các chặng bay khởi hành từ 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
2.Cathay Pacific (CX/CPA – Hongkong)
Nếu bạn là tín đồ của xê dịch thì hẳn rất quen thuộc với Cathay Pacific. Đây là hãng hàng không quốc gia của Hongkong. Đồng thời cũng là thành viên sáng lập ra liên minh hàng không lớn thứ 3 thế giới – Oneworld. Sở hữu hơn 150 máy bay đời mới cùng dịch vụ chất lượng, năm 2009, Cathay được bình chọn là hãng hàng không của năm do Skytrax tổ chức.
3. Emirates (EK/UAE – Dubai)
Emirates là hãng hàng không quốc gia của “gã nhà giàu” Dubai và lớn thứ 4 trên thế giới. Bởi vậy nên tiêu chuẩn dịch vụ ở đây luôn chiều lòng được những vị khách khó tính nhất. Ngoài hệ thống vật chất được chú trọng đầu tư, các dịch vụ khác như ăn uống, fax và đặc biệt là giải trí của thương hiệu này cũng rất tốt. Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên áp dụng lắp đặt toàn bộ hệ thống video ở mọi ghế ngồi trên máy bay của mình. Tính đến tháng 2 năm 2019, Emirates sở hữu gần 300 máy bay A380 và Boeing 777 tân tiến nhằm phục vụ các chuyến bay đến hơn 150 thành phố thuộc 80 quốc gia trên 6 lục địa.
4. China Airlines (CI/CAL – Đài Loan)
China Airlines là hãng hàng không lớn nhất Đài Loan. Đồng thời cũng là thành viên của SkyTeam – liên minh hàng không đứng thứ 2 thế giới. Tính tới cuối năm 2020, hãng có tổng cộng 64 máy bay chuyên chở hành khách và 20 máy bay vận tải hàng hóa. Di chuyển khắp 4 châu lục, 159 điểm đến tại 29 quốc gia và khu vực.
5. China Southern Airlines (CZ/CSN – Trung Quốc)
Hãng hàng không lớn nhất châu Á là China Southern Airlines được thành lập từ năm 1988. Tính đến nay, thương hiệu đã có hơn 860 máy bay với nhiều loại siêu to như A320, A330 và A380. Tập trung khai thác vào 224 điểm đến ở 40 quốc gia trên thế giới.
6. Korean Air (KE/KAL – Hàn Quốc)
Korean Air là hãng hàng không quốc gia đồng thời cũng lớn nhất Hàn Quốc. Hiện tại, hãng đang sở hữu 159 tàu bay hiện đại. Khai thác chủ yếu các tuyến tới Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Úc với 400 chuyến bay mỗi ngày tới 123 thành phố ở 43 quốc gia. Tại Việt Nam, Korean Air có các chặng đi quốc tế ở 4 sân bay lớn Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Cam Ranh (Nha Trang), Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
7. All Nippon Airways (NH/ANA – Nhật Bản)
Hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, All Nippon Airways được thành lập năm 1952 và có trụ sở ở thủ đô Tokyo. Từ năm 2013 đến nay, thương hiệu này luôn liên tiếp giữ vững được danh hiệu hãng bay đạt 5 sao cùng nhiều giải thưởng khác. Ở Việt Nam, hãng tập trung khai thác các chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM đến các thành phố của Nhật Bản và Hoa Kỳ.
8. Japan Airlines Corporation (JL/JAL – Nhật Bản)
Japan Airlines là hãng hàng không lớn thứ 2 Nhật Bản, chỉ xếp sau All Nippon Airways (ANA). Với tổng cộng 193 máy bay, mỗi năm, hãng phục vụ 59 điểm bay nội địa và 33 điểm đến quốc tế. Đây cũng là một trong số ít các thương hiệu châu Á có chuyến bay tới khu vực Mỹ Latinh. Tương tự như người anh đồng hương ANA, Japan Airlines cũng chuyên chở các hành khách từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và Nhật Bản.
9. Air France (AF/AFR – Pháp)
Air France là hãng hàng không quốc gia của Pháp và là một trong các thành viên của liên minh SkyTeam. Qua 88 năm hoạt động, thương hiệu này đã vươn tầm, mở rộng mạng lưới tới 168 điểm đến ở 93 quốc gia và cùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, hãng khai thác gần 10 chuyến bay thẳng hàng tuần từ Hà Nội và TP.HCM đến Paris – Charles de Gaulle.
10. British Airways (BA/BAW, SHT – Anh)
British Airways là hãng máy bay lớn thứ 2 của nước Anh. Đồng thời cũng là thành viên của liên minh hàng không Oneworld lớn thứ 3 thế giới. Với lịch sử gần 100 năm của mình, hãng đã phủ sóng khắp thế giới qua hơn 200 điểm đến tại 6 châu lục. Tại nước ta, hãng tập trung vào khai thác 4 chặng: Hà Nội – London; HCM – London; HCM – Paris; HCM – Amsterdam.
11. Lao Airlines (QV/LAO – Lào)
Lao Airlines là hãng hàng không quốc gia của Lào có trụ sở chính tại Viêng Chăn. Ngoài 8 chặng bay nội địa, hãng còn khai thác 6 chuyến bay quốc tế tới các nước trong khu vực như: Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc. Từ nước ta, bạn có thể trải nghiệm Lao Airlines để đến các nơi như: Vientiane, Luang Prabang, Pakse và một số thành phố lớn khác ở châu Á.
12. Lauda Air (OS/AUA – Áo)
Lauda Air là hãng hàng không của Áo có trụ sở tại Viên. Mặc dù chỉ sở hữu 10 máy bay nhưng hãng lại có mạng lưới lớn đáng nể. Khi di chuyển tới 130 điểm thuộc 66 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Lauda còn là thành viên của liên minh hàng không lớn nhất toàn cầu – Star Alliance. Từ Hà Nội và TP.HCM hãng có các chuyến bay tới Sydney, Melbourne, Miami, Dubai và Cuba.
13. Lion Air (JT/LNI – Indonesia)
Lion Air đóng trụ sở tại thủ đô Jakarta, Indonesia có tên gọi đầy đủ là PT Lion Mentari Airlines. Chủ yếu hãng máy bay của đất nước ngàn đảo khai thác khu vực nội địa và một số các nơi như TP.HCM (Việt Nam); Singapore; Kuala Lumpur, Penang (Malaysia); Jeddah (Trung Đông). Hầu hết, hãng chỉ phục vụ khoang hạng phổ thông và rất ít máy bay có thêm hạng thương gia.
14. Lufthansa (LH/DLH – Đức)
Lufthansa là hãng hàng không lớn thứ 2 châu Âu đến từ Đức. Bên cạnh đó, thương hiệu này còn là một trong những thành viên đời đầu của liên minh Star Alliance. Từ Việt Nam, bạn có thể bay thẳng từ Hà Nội và TP.HCM tới Frankfurt hay Munich.
15. Aeroflot (SU/AFL – Nga)
Trong những năm 30 của thế kỉ trước, Aeroflot là hãng máy bay lớn nhất thế giới. Tuy hiện giờ không giữ được vị thế như trước nhưng đây vẫn là hãng hàng không đứng đầu nước Nga. Đồng thời cũng là một thành viên của liên minh SkyTeam. Từ Việt Nam, bạn có thể tới thẳng thủ đô Moskva từ Hà Nội hoặc TP.HCM.
16. Philippine Airlines (PR/PAL – Philippines)
Philippine Airlines là hãng hàng không quốc gia của đất nước Phillipines. Trải qua nhiều sóng gió từ khi thành lập, hãng đang dần khôi phục và xây dựng lại các tuyến bay của mình. Hiện tại, thương hiệu này có mặt ở 21 điểm đến nội địa và 32 điểm đến quốc tế. Tại Việt Nam, hãng chỉ khai thác một chặng bay duy nhất TP.HCM – Manila.
17. Qantas Airways (QF/QFA – Úc)
Qantas Airways là hãng máy bay Úc có tuổi đời lớn thứ 2 thế giới. Qua 101 năm thành lập, đơn vị này đã gây dựng được tên tuổi của mình khi đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Từ Hà Nội hay TP.HCM, bạn có thể đặt vé qua hãng để bay tới điểm như: Hongkong, Bangkok, Singapore, Sydney, Melbourne và Brisbane.
18. Scandinavian Airlines System (SK/SAS – Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển)
Scandinavia là hãng hàng không đa quốc gia đến từ 3 nước Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Tính tới thời điểm hiện tại, Thụy Điển nắm 21,4% cổ phần; Na Uy và Đan Mạch bằng nhau, giữ 14,3%. Số còn lại 50% là của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Từ Việt Nam, tại Hà Nội và TP.HCM, bạn có thể book vé của hãng tới rất nhiều nơi, điển hình như: Paris, Stockholm, Cọpenhagen, Helsinki,…
19. Thai Airways (TG/THA – Thái Lan)
Hãng hàng không quốc gia Thái Lan – Thai Airways là một trong những thương hiệu nổi tiếng tại châu Á, với mạng lưới phủ khắp 74 điểm đến và hơn 80 máy bay tiên tiến. Từ Việt Nam, hành khách có thể bay thẳng tới Bangkok từ Hà Nội hoặc TP.HCM. Bên cạnh đó, còn một số chặng khác đến châu Âu hay Úc và châu Mỹ.
20. Singapore Airlines (SQ/SIA – Singapore)
Từ khi ra đời vào năm 1972, Singapore Airlines liên tục gặt hái được các danh hiệu danh giá. Bởi chất lượng dịch vụ hoàn hảo của mình. Điển hình như Dịch vụ Hạng Phổ thông tốt nhất hay Dịch vụ Hạng Thương gia tốt nhất Châu Á. Sở hữu một trong những đội bay hiện đại nhất thế giới, hãng đã phục vụ được hàng triệu hàng khách tới hơn 60 thành phố tại 30 quốc gia.
21. Malaysia Airlines (MH/MAS – Malaysia)
Malaysia Airlines là hãng hàng không quốc gia của Malaysia. Bên cạnh đó cũng là một trong những thành viên thuộc liên minh Oneworld. Với một lịch sử lâu đời, hãng nhiều lần đạt được Skytrax bình chọn là “Hãng Hàng không 5 sao của Thế giới”. Mỗi ngày, Malaysia Airlines vận hành hơn 300 chuyến bay mỗi ngày tới 50 điểm đến.
Ngoài 26 hãng hàng không tại Việt Nam kể trên, còn một số đơn vị khai thác vận tải hàng hóa hay thủy phi cơ và dịch vụ trực thăng. Mong rằng, qua những chia sẻ trên của Focus Asia Travel sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn mỗi khi bắt đầu một hành trình mới nhé.