Những nước có ngành du lịch tổn thất vì Trung Quốc

Vào năm 2020, virus 2019-nCoV đến nay đã làm 304 người tử vong và khiến nhiều người bị lây nhiễm hơn cả dịch viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARS) hồi năm 2003. Dịch bệnh lần này đã khiến một phần lớn đất nước Trung Quốc rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng không ít tới nhiều nước khác, đặc biệt là ngành du lịch. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ nét hơn về ngành du lịch tổn thất vì Trung Quốc ra sao.

Mỹ sẽ mất khoảng 1,6 triệu du khách trong năm 2020 còn Indonesia ước tính thiệt hại 4 tỷ USD do ảnh hưởng của nCoV.

Năm 2020, nhiều quốc gia kỳ vọng sẽ chào đón lượng du khách Trung Quốc khổng lồ, nhờ bối cảnh thương mại đang được cải thiện và dấu hiệu ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Tuy nhiên, dịch nCoV bùng phát đã thay đổi mọi thứ. Sự thiếu vắng khách Trung Quốc do lệnh cấm du lịch nước ngoài từ chính phủ nước này nhằm ngăn ngừa virus lây lan khiến nhiều nền kinh tế bị tác động đáng kể.

Những nước có ngành du lịch tổn thất vì Trung Quốc

Hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics dự báo Mỹ sẽ mất 1,6 triệu khách du lịch đến từ Trung Quốc trong năm nay, kéo theo lượng đặt phòng khách sạn khắp nước Mỹ giảm theo, ước tính thiệt hại 4 triệu đêm thuê phòng. Đây sẽ là một mất mát nghiêm trọng với các đô thị lớn như New York, San Francisco và Los Angeles. Những thành phố này được hưởng lợi nhờ thị trường khách du lịch Trung Quốc tăng trưởng trong 10 năm qua.

Ông Nhậm Trạch Bình (Ren Zeping), Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế đồng thời là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Evergrande, cho biết các nhà hàng và hãng bán lẻ đã ghi nhận doanh số hơn 1.000 tỷ NDT tệ trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong tổng số này là con số dự kiến cho kỳ nghỉ Tết năm 2020.

Một người quản lý tại một nhà hàng ở thành phố Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông) nói với báo mạng Caixin rằng nhà hàng này thường có doanh thu trung bình 500.000 NDT/ngày trong kỳ nghỉ, nhưng năm nay nhà hàng đã mất nhiều triệu NDT.

Haidilao – chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc đóng toàn bộ các địa điểm ở Trung Quốc Đại lục đến ngày 31/1. Tính đến cuối tháng 6/2019, Haidilao đã vận hành 550 nhà hàng tại 116 thành phố ở Trung Quốc Đại lục. Tập đoàn Jiumaojiu, một nhà điều hành nhà hàng có cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong, cho biết họ sẽ đóng cửa hơn 300 nhà hàng cho đến ngày 9/2.

Các ngành du lịch và điện ảnh đang gặp khó khăn hơn sau khi các công ty du lịch được yêu cầu đình chỉ tất cả các nhóm du lịch, các điểm du lịch lớn đã bị đóng cửa và tất cả 8 bộ phim dự kiến ra mắt trong kỳ nghỉ đã bị thu hồi.

Các hãng phim Trung Quốc thường phát hành các bộ phim lớn trong kỳ nghỉ, và các bộ phim dịp năm mới là những công cụ tạo doanh thu lớn, với doanh thu 5,9 tỷ NDT trong dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, chiếm 10% tổng doanh thu năm 2019. Năm ngoái, tổng doanh thu du lịch đạt 513,9 tỷ NDT trong 7 ngày Tết Nguyên đán. Doanh thu bán hàng cho du lịch, phim ảnh, nhà hàng và bán lẻ chiếm gần 7% GDP quý I/2019.

9 tháng đầu năm 2019, dù lượng khách Trung Quốc tới Mỹ giảm 4,7 % do căng thẳng thương mại, Trung Quốc vẫn đứng thứ 3 trong danh sách những quốc gia có lượng khách đến Mỹ nhiều nhất. Khách Trung Quốc là những người “chịu chi” nhất. Mỗi du khách Trung Quốc tại Mỹ trung bình chi tiêu 6.500 USD cho mỗi kỳ nghỉ, trong khi các du khách đến từ quốc gia khác bỏ ra 4.000 USD.

Sự vắng bóng du khách đến từ quốc gia tỷ dân này cũng khiến Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan – những nơi dự kiến đón lượng lớn khách Trung Quốc, bị ảnh hưởng. Nhu cầu thuê phòng khách sạn, sử dụng thực phẩm và đồ uống giảm mạnh.

“Khách Trung Quốc gia tăng mạnh trong thập kỷ qua và đạt số lượng lớn nhất ở nhiều các quốc gia trong khu vực châu Á”, Alex Homes, chuyên gia của Capital Economics nhận định.

Holmes dẫn chứng ví dụ là Thái Lan, nơi đón 10,5 triệu khách du lịch Trung Quốc vào năm 2018. Con số này đã tăng gấp 13 lần so với năm 2008. Chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc ở Thái tương đương với 11% GDP đất nước. Các quốc gia khác ở châu Á cũng phụ thuộc nhiều vào chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc gồm Campuchia, Malaysia và Indonesia. Xứ sở vạn đảo thông báo vào sáng 7/2 về ngành du lịch sẽ mất 4 tỷ USD trong năm nay nếu dịch bệnh vẫn kéo dài, khiến du khách hạn chế đi lại.

Những nước có ngành du lịch tổn thất vì Trung Quốc

Không chỉ Mỹ và châu Á, châu Âu cũng đang đối mặt với thách thức vì ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp do nCoV. Châu lục này đang trở thành điểm đến phổ biến đối với khách Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh quang hệ Mỹ – Trung bị rạn nứt trong năm 2018. 6 tháng đầu năm 2019, châu Âu đón 3 triệu lượt khách Trung Quốc, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm trước, theo Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế của ING. Những quốc gia bị ảnh hưởng đầu tiên là Hy Lạp và Pháp.

Xem thêm: Khám phá vài nét ẩm thực Địa Trung Hải

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, thị trường sẽ sớm hồi phục ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và lệnh cấm du lịch được gỡ bỏ với người Trung Quốc. “Những người Trung Quốc nói với tôi là họ đang phát điên. Một khi các lệnh hạn chế hết hiệu lực, rất đông người Trung Quốc sẽ đi du lịch, công tác. Điều này còn phụ thuộc vào tình hình trong vài tuần tới”, Stephen Orlins, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung, cho biết.

Với các số liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy ngành du lịch tổn thất vì Trung Quốc như thế nào. Trong đợt dịch SARS năm 2003, nhiều nhà kinh tế đã đánh giá quá cao tác động tiêu cực đến kinh tế Trung Quốc.