Những khu di tích nên tham quan khi ghé thăm Thủ đô Hà Nội

Với những người yêu du lịch, thích tìm hiểu về lịch sử – văn hóa thì không nên bỏ lỡ 5 khu di tích dưới đây.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12/5/2012. Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô theo Luật Thủ đô được, 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu.

Những điều này đã cho thấy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại. Trong những năm qua, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, tạo nhiều điều kiện để trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Đây từng là nơi hàng nghìn sĩ tử đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa. Thay vào đó, đầu năm Âm lịch, nhiều sĩ tử cùng gia đình sẽ tới đây thắp hương và xin chữ ông Đồ cầu cho thi cử đỗ đạt, một năm mới an khang thịnh vượng.

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Hoàng Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc đồ sợ đại diện cho một trong những công trình để bảo vệ đất nước lớn nhất nước ta. Hoàng Thành được các triều đại xây dựng qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành thành công. Sau này, khi đất nước đã được thống nhất, Hoàng Thành trở thành một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta.

Du lịch Sapa khởi hành từ Hồ Chí Minh

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thàng Thăng Long là địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,… Hằng năm, nơi đây vẫn được tổ chức nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hoàng Thành Thăng Long cũng có mở bán vé tham quan cho du khách tới đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của nơi này.

Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều những biến cố của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị lịch sử văn hóa khác nhau. Một số di tích tiêu biểu được khai quật và gìn giữ tới thời điểm hiện tại có thể kể đến như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu…

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội và được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng.

Hồ Hoàn Kiếm trước đây có tên gọi là hồ Lục Thủy hay Thủy Quân. Bởi đây từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu. Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm vì gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Vàng. Hồ nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố là Hàng Khay, Lê Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng.

Do nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can… với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền, Hàng Khay… nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá trong chuyến du lịch Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn một không gian đền cổ kính trong lòng Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Nổi bật trên nền trời là ngọn tháp bút vời vợi tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, gợi nên không ít dư âm chan hoà giữa con người với thiên nhiên.

Đền Ngọc Sơn cũng được coi là biểu tượng tại Hà Nội. Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, ban đầu được biết đến với cái tên chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền thờ thần văn chương khoa cử là Văn Xương Đế Quân và thờ vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13 là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đền Ngọc Sơn nổi bật với các công trình, kiến trúc xung quanh gồm: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lâu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác) là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/1973 và được khánh thành vào ngày 29/8/1975, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ trì các cuộc gặp gỡ.

Du lịch Sapa khởi hành từ Hồ Chí Minh

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác nằm trong quần thể lăng bao gồm cả quảng trường Ba Đình, phủ Chủ tịch, nhà sàn Bác Hồ… Thông thường, du khách sẽ được tham quan hết khu theo trình tự: Lăng Bác đến Nhà sàn, ao cá Bác Hồ, sau đó đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh và cuối cùng là Chùa Một Cột. Bên cạnh đó, khi tới đây, du khách còn được chiêm ngưỡng lễ thượng cờ và hạ cờ ở quảng trường Ba Đình.