Những điểm đến nói không với phái nữ
Hiện nay, tư tưởng bình đẳng giới đã được phát triển hầu như trên toàn thế giới. Thậm chí các nước còn ban hành một bộ luật riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tôn giáo sâu sắc nên vẫn còn tồn tại một số nơi hạn chế nữ giới đặt chân đến mà khách du lịch cần đặc biệt lưu ý. Một vài Kinh nghiệm du lịch nước ngoài không thể bỏ qua!
Nơi nổi tiếng với quần thể 20 nhà thờ thiêng liêng của Chính Thống giáo. Hầu hết những người đàn ông sống tại đây đều là tu sĩ. Luật lệ cấm nữ giới được áp dụng vô cùng nghiêm ngặt. Phụ nữ, đàn bà, thậm chí cả động vật giống cái và những người đàn ông không có râu cũng không được lui tới ngọn núi này. Nguyên do là do từ năm 1040, hoàng đế Hy Lạp đã biến nơi đây thành vùng đất dành riêng cho dòng tu nam. Sau đó ban hành đạo luật cấm nữ giới. Lý do là để họ không bị vẻ quyến rũ của phái nữ làm xao nhãng quá tình tu hành.
Bên cạnh đó, du khách nam muốn đến đây cũng không phải chuyện dễ dàng. Núi Athos mỗi ngày chỉ cho phép 10 du khách nước ngoài thăm viếng mỗi ngày. Và họ phải đặt trước một tháng. Ngoài ra các du khách này phải có vẻ ngoài hiền lành, chân thật. Trước khi lên phải trút bỏ xiêm y để kiểm tra nghiêm ngặt tránh trường hợp cải trang. Còn du khách nữ có thể tham quan từ trên thuyền. Nếu có trường hợp vi phạm thì sẽ bị phạt rất nặng.
ĐỀN HAJI ALI DARGAH, MUMBAI, ẤN ĐỘ
Đền Haji Ali Dargah nằm trên một hòn đảo nhỏ gần bờ biển Worli, phía nam của Mumbai. Đây là địa danh thiêng liêng nhất của tôn giáo Ấn Độ. Ngôi đền thu hút hơn 20.000 lượt khách đến tham quan mỗi ngày. Đây là nơi thờ phụng và đặt phần mộ của Pir Haji Ali Shah Bukhari, một vị thánh Hồi giáo từ thế kỷ 16.
Trong đạo Hồi, phụ nữ không được phép đến gần ngôi mộ của một vị thánh. Vậy nên kể từ năm 2012, họ đã bị cấm vào nơi này. Sau nhiều năm đấu tranh của hiệp hội phụ nữ thì lệnh cấm này đã được gỡ bỏ vào năm 2016.
Ả-RẬP XÊ-ÚT
Kể từ 2010, những người phụ nữ có sở thích đi du lịch một mình hầu như sẽ không thể đặt chân vào đất Ả-rập Xê-út được. Việc người phụ nữ muốn tự mình nhập cảnh vào đất nước này thậm chí còn được xem là khó hơn lên trời. Đầu tiên là do vấn đề xin visa vô cùng khó khăn. Cộng với việc phụ nữ muốn nhập cảnh vào đất nước này phải có đàn ông. Cụ thể là chồng, họ hàng hay người bảo hộ đón tại sân bay. Ngoài ra họ phải chứng minh được sự liên hệ này.
Thậm chí, du khách sẽ bị bắt giam nếu bị phát hiện đi vào Ả-rập Xê-út với người đàn ông xa lạ. Vậy nên đừng nghĩ tới việc trả tiền thuê ai đó chỉ để vào được nơi này. Và nếu như vào được đến Ảrập, du khách nữ hầu như sẽ không được đi đâu hay làm bất cứ điều gì vì lúc nào cũng phải có đàn ông đi cùng.
ĐỀN THỜ ĐẠO HINDU TẠI ẤN ĐỘ VÀ INDONESIA
Tương tự như theo tín ngưỡng Phật giáo, những đền thờ theo đạo Hindu tại Indonesia và Ấn Độ đặc biệt nghiêm cấm những người phụ nữ đặt chân đến vào những ngày “ đặc biệt” trong tháng của họ. Theo đạo giáo, những phụ nữ trong thời gian này thường không sạch sẽ. Do vậy nên bị cấm vào khu vực linh thiêng, thờ tự.
Tuy nhiên có một số nơi như Đền thờ Thần Kartikeya, Pushkar, Ấn Độ thì tất cả phụ nữ đều bị cấm. Lý do là theo truyền thuyết, thần Kartikeya sẽ nguyền rủa bất cứ phụ nữ nào bước vào đây thay vì ban phúc cho họ.
NÚI OMINE, NHẬT BẢN
Núi Omine đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thiên nhiên Thế giới năm 2004. Ngọn núi nổi tiếng vì là nơi giác ngộ tu hành khổ hạnh của cách nhà sư, tu sĩ. Kéo dài từ hơn 1300 năm trước và kéo dài đến ngày nay. Trong hàng ngàn năm qua, chỉ có đàn ông mới được phép leo lên ngọn núi dẫn tới một ngôi đền Phật giáo nằm ở độ cao 1.720 mét ở gần đỉnh núi. Luật lệ này được ban hành do các nhà sư cho rằng phụ nữ là nguyên nhân gây xao nhãng tới việc tu thành chính quả của các vị sư trên chùa.
Mặc dù từ năm 1872, chính phủ Nhật Bản đã ban hành các lệnh gỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ tại nhiều ngọn núi trên Nhật bản (bao gồm cả núi Phú Sĩ), nhưng các vị sư và quản lý núi Omine vẫn hoàn toàn bỏ qua sắc lệnh trên. Và đến nay vẫn không có người phụ nữ nào được đặt chân đến đây.
SÂN VẬN ĐỘNG THỂ THAO IRAN
Ngay sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, phụ nữ Iran bị cấm đến các địa điểm thể thao. Vì các vận động viên nam thường mặc quần short. Cộng với những lời lẽ khiếm nhã của nam giới sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ.
Sau nhiều năm đấu tranh đòi bình đẳng giới thì vào năm 2006, phụ nữ đã được phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Riêng môn bóng đá, đấu vật thì các cổ động viên nữ sẽ được ngồi ở một khu vực riêng trên khán đài, tách khỏi các cổ động viên nam.
Trang Trần
Nguồn ảnh: Internet