Ngành du lịch đưa ra các phương án phục hồi khi dịch nCoV suy giảm

Theo Tổng cục Du lịch, hiện Việt Nam cùng các nước đang nỗ lực đối phó với những thách thức từ dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV). Dự kiến nếu dịch kết thúc vào cuối tháng 3-2020, các hoạt động truyền thông, xúc tiến du lịch bắt đầu khởi động vào tháng 4-2020. Tuy nhiên, tổng cục đã bắt đầu tính toán thiệt hại và đề ra các kế hoạch ứng phó.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2019 – thị trường khách Trung Quốc chiếm 30% khách quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, do sự phát tán của virus Covid-19, lượng du khách Trung Quốc này sụt giảm nghiêm trọng, gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành du lịch nước ta, đặc biệt là công ty du lịch – hãng lữ hành – khách sạn. Khi dịch bệnh bùng nổ, du khách buộc phải hủy tour hay nhiều đơn vị phải ngưng nhận khách…

Trong trường hợp này, ngành du lịch có thể thúc đẩy hoạt động du lịch nội địa, vốn thường bắt đầu vào cao điểm từ cuối tháng 5, các doanh nghiệp có thể xúc tiến thúc đẩy mảng outbound để bù đắp những tổn thất kinh tế từ đầu năm 2020.

Ở kịch bản thứ hai, ngành du lịch dự báo khách du lịch quốc tế có thể trở lại Việt Nam vào tháng 6-2020. Để thị trường tăng trưởng trở lại vào mùa cao điểm đón khách quốc tế từ tháng 10-2020 đến tháng 4-2021 thì trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9-2020, toàn ngành du lịch phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá trong và ngoài nước.

Hiện nay, có một số chuyên gia y tế thế giới dự báo dịch nCoV có thể được đẩy lùi hoàn toàn sớm nhất là sau mùa hè 2020, nên Tổng cục Du lịch cũng đưa ra kịch bản thứ ba. Khi dịch nCoV kết thúc vào mùa hè thì đến quý 4-2020, các hoạt động du lịch mới có thể trở lại.

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng khuyến khích doanh nghiệp du lịch cần:

  • Đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh khai thác thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN – có kết nối đường bay thuận tiện, tốc độ tăng trưởng cao.
  • Tập trung khai thác thị trường khách Ấn Độ tiềm năng lớn để bù đắp phần nào từ sự suy giảm lượng khách Trung Quốc.
  • Trong bối cảnh sắp có đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ, cần tăng cường thu hút khách Mỹ, Canada…

Từ tháng 6/2020, Tổng cục Du lịch dự kiến sẽ triển khai đồng bộ các sự kiện xúc tiến – quảng bá nhằm phục hồi thị trường khách Đông Bắc Á, Asean, Úc, Bắc Âu, Tây Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Trung Đông…

Trong chiến lược đa dạng hóa thị trường, Tổng cục Du lịch cho rằng cần đẩy mạnh khai thác các thị trường trọng điểm gần, có kết nối đường bay thuận tiện, đang có tốc độ tăng trưởng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và ASEAN.

Ngành du lịch đưa ra kịch bản hồi phục khi dịch nCoV suy giảm

Dự kiến từ tháng 6-2020, tổng cục sẽ triển khai tổ chức đồng bộ, có hiệu quả các sự kiện xúc tiến du lịch nhằm phục hồi các thị trường trọng điểm gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Âu, Úc, Trung Đông, Ấn Độ, Bắc Mỹ…

Trong năm qua, hơn 30% khách quốc tế đến từ Trung Quốc. Vì thế ngay khi dịch bệnh bùng nổ đã nhanh chóng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ngành du lịch. Việc hủy tour, ngưng nhận khách từ thị trường Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp hụt thu hàng chục tỉ đồng chỉ trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Khám phá 4 làng nghề truyền thống miền Tây nổi tiếng

Theo các doanh nghiệp, hiện nay công ty du lịch đang bắt đầu mở bán chùm tour ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản. Mọi năm tour này rất “hot”, khách đi tour này thường phải chốt sớm lịch. Năm nay, tình hình ngược lại vì diễn biến của dịch cúm đến nay ngày càng phức tạp, số ca bị lây nhiễm tăng nhanh, dẫn đến tâm lý hạn chế đi du lịch của người dân.

Trước tình hình trên, các công ty du lịch đã đề xuất một chương trình kích cầu thúc đẩy du khách đi du lịch trở lại, đồng thời có các ưu đãi cần thiết cho doanh nghiệp ngành du lịch đang chịu nhiều tổn thất vì dịch nCoV.

Bà Võ Thị Ngọc Thúy, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết sở cũng đang lên kế hoạch hồi phục thị trường sau khi dịch bệnh đi qua. Hiện nay, Sở Du lịch TP đang thống kê các thiệt hại xảy ra với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

Mục tiêu hiện nay của sở là hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh nCoV qua đường du lịch, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp lây nhiễm đối với khách du lịch, tránh để TP.HCM thành điểm nóng của dịch.