Chợ nổi Cái Răng – Nét đẹp bình dị miền sông nước Việt

Khi đến chơi ở chợ nổi Cái Răng, du khách sẽ được chứng kiến cảnh chợ buôn sáng sớm của người dân nơi đây vô cùng náo nhiệt và vui vẻ. Những tiếng ghe máy, xuồng máy làm sôi động cả một khúc sông.

Các loại trái cây và sản vật được các thương lái chở đầy ấp, nhìn những đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn của những con người hăng say lao động chắc hẳn sẽ làm cho bao người rạo rực và thích thú với những màn tung hứng từ thuyền này sang thuyền khác.

Khám phá vẻ đẹp của chợ nổi Cái Răng

Những du khách muốn đến thăm quan chợ nổi phải đến từ rất sớm bởi phiên chợ họp từ tờ mờ sáng đến khoảng 8-9 giờ là vãn và ít ghe thuyền qua lại.

Đến sớm thuê ghe thuyền đi trên dòng sông Hậu hiền hòa du khách sẽ được ngắm mặt trời mọc khi bình minh lên những tia nắng của ngày mới chiếu trên mặt sông lóng lánh ánh bạc và tỏa ánh sáng vàng trên mái tóc, bờ vai của những người phụ nữ đang mải miết chèo thuyền, chèo ghe bán hàng mưu sinh.

Vào thời điểm tinh mơ này, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn hết nhịp sống và văn hóa của người dân gắn bó với sông nước ở Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km và mất 30 phút di chuyển bằng thuyền từ bến Ninh Kiều. Hình thành từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng, Cái Răng hiện là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, với hơn 300 ghe tụ họp mỗi ngày.

Khám phá vẻ đẹp của chợ nổi Cái Răng

Đến với Cần Thơ được du lịch bằng cách ngồi trên chiếc ghe thuyền lênh đênh đi qua những dòng kênh rạch, len lỏi đến một vùng quê yên bình, nên thơ. Dưới những rặng dừa xanh cao vút là từng ngôi làng, xóm nhỏ e ấp nép mình.

Chợ Cái Răng họp từ 5h, nhộp nhịp nhất lúc 6h – 8h rồi vãn dần. Khách tham quan thường đến đây từ sáng sớm để đón bình minh và cảm nhận không khí đông vui dần về sáng của khu chợ. Các ghe nhỏ thường tới thuyền chở khách để mời mua trái cây hay đồ ăn sáng, nước giải khát.

Khám phá vẻ đẹp của chợ nổi Cái Răng

Hình thức chào hàng của những chợ nổi ở miền Tây là sử dụng cây bẹo. Ghe bán gì thì treo thứ đó lên cây sào cao 3 – 5 m để người mua có thể nhận biết từ xa. 

Việc treo đồ trên cây sào còn có nhiều thông điệp mà người dân ngầm hiểu với nhau, như “không treo mà bán” là những ghe phục vụ đồ ăn, uống như hủ tiếu, bánh canh, cà phê… Nếu cây bẹo treo một tàu lá dừa thì mặt hàng là chính chiếc ghe, được gọi là “treo cái này nhưng bán cái khác”.

Điểm đặc biệt ở khu chợ nổi Cái răng chính là chuyên buôn bán các loại hoa quả Trái cây những đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cứu Long. 

Chợ nổi đã có từ rất lâu đời đến nay trước sự hiện đại và vô vàn các chợ cạn, trung tâm thương mại lớn mọc lên nhưng cũng không làm cho nét văn hóa trao đổi buôn bán trên sông kém phần sôi động thậm chí còn sầm uất hơn xưa. 

Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét văn hóa của vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe của những thiếu nữ xinh đẹp, yêu kiều hớp hồn du khách thập phương. Bởi vậy mà ai đến đây đều mong muốn một lần được tham quan và trải nghiệm nét văn hóa của chợ nổi Cái Răng.

Người dân buôn bán với nhau từ ghe này qua ghe khác bằng cách tung hứng hoặc chuyền tay các món đồ. Các mặt hàng chủ yếu tại chợ là nông sản, đồ thủ công và nhu yếu phẩm. Khi hoà mình vào không khí của buổi chợ, du khách có thể trông thấy cảnh sinh hoạt của những gia đình sống trên ghe, như những căn hộ di động với đầy đủ tivi, bếp nấu, cây cảnh…

Không thua kém gì với chợ trên bờ, Chợ Nổi Cái Răng cũng được xe như là một thiên đường ẩm thực bình dân, với những quán cà phê nổi, quán nhậu nổi, quán cơm nổi, quán điểm tâm nổi… chắc chắn sẽ là những trải niệm thật thú vị và khó quên của rất nhiều du khách khi đã một lần trải nghiệm vừa bập bềnh sóng nước vừa thưởng thức món ngon.

Khám phá vẻ đẹp của chợ nổi Cái Răng

Ngày nay có khoảng mười chợ nổi còn tồn tại ở miền Tây tương tự chợ nổi Cái Răng nhưng quy mô đang bị thu hẹp bởi giao thông đường bộ phát triển, việc giao thương thuận tiện hơn. Theo thống kê của cơ quan du lịch địa phương, số thuyền hiện nay đã giảm 550 chiếc so với năm 2005.

Năm 2016, chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hiện nay, khu chợ được bảo tồn như một nét văn hoá đặc trưng vùng miền để thu hút khách du lịch.

Focus Asia Travel