Đằng sau vẻ hào nhoáng là 10 kiểu lừa đảo ở Paris bạn phải đề phòng

Bạn đang mộng mơ về một nước Pháp tràn ngập màu hồng với những khung cảnh lãng mạn và kỳ vọng vào một chuyến đi tuyệt vời? Vậy thì Focus Asia Travel phải nhắc nhở bạn rằng: đằng sau một kinh đô ánh sáng hào quang vẫn luôn ẩn chứa những mặt tối mà chúng ta cần đề phòng. Và nếu bạn đã từng bức xúc khi nghe tin du khách nước ngoài bị lừa ở Việt Nam và đa số nghĩ rằng tại một nơi văn minh như Pháp thì làm gì có chuyện như vậy. Thì không đúng đâu nhé! Du lịch Pháp rất phát triển, kéo theo đó là những vụ lừa đảo ở Paris cũng vô cùng đa dạng. Vì thế, để đảm bảo có một hành trình vui vẻ thì bạn phải cẩn thận trước những 10 chiêu trò này nhé.

1. Chiếc nhẫn vàng

Bờ sông Seine thơ mộng là nơi yêu thích của các khách du lịch. Chính vì thế đây cũng là địa bàn hoạt động mạnh của những kẻ lừa đảo. Kiểu đầu tiên bạn có thể bắt gặp là một bà lão xuất hiện và làm rơi chiếc nhẫn vàng (giả). Sau đó vội nhặt lên và làm kiểu như bạn vừa mới đánh rơi chiếc nhẫn. Bạn từ chối vì đó không phải là nhẫn của bạn, nhưng bà ta sẽ cố cự cho rằng nó là của bạn và bạn phải cầm lấy nó. Nếu bạn không nhận thì bà ta sẽ nói rằng đây là chiếc nhẫn mang lại may mắn. Bạn không biết gì nên cứ cầm nó, xong, bà ta đòi tiền bạn. Nếu thấy những đối tượng như vậy, hãy lờ họ đi để khỏi mang phiền phức vào người nhé. 

Chiêu trò "Chiếc nhẫn vàng" là kiểu lừa đảo ở Paris thường gặp

Chiêu trò “Chiếc nhẫn vàng” là kiểu lừa đảo ở Paris thường gặp

2. Giả làm tổ chức từ thiện 

Chiêu trò này không quá mới lạ nhưng vẫn rất nhiều người vẫn cả tin mà bị lừa. Các đối tượng này sẽ giả câm giả điếc đưa cho bạn cái bảng với tờ giấy để điền thông tin, chữ ký và số tiền ủng hộ. Nếu bạn chỉ điền mà không có ý định cho thì họ sẽ đi theo đòi tiền bằng được. Thường là 20 Euro. Hãy chú ý tới kiểu lừa đảo ở Paris này nếu bạn tham quan gần bảo tàng Orsay, dọc sông Seine hay nhà thờ Đức Bà. Nếu thấy những đối tượng xin ký tên ủng hộ người khuyết tật, hãy từ chối hoặc lờ đi, đừng nhận tờ giấy mất công phiền phức.

Nếu thấy những đối tượng xin ký tên ủng hộ người khuyết tật, hãy từ chối hoặc lờ đi

Nếu thấy những đối tượng xin ký tên ủng hộ người khuyết tật, hãy từ chối hoặc lờ đi

3. Vòng tay tình bạn

Kiểu lừa đảo thứ 3 này thường xuyên xảy ra ở thánh đường Sacré Coeur ở Montmartre. Sẽ có một người tiếp cận làm quen và xin xem tay của bạn. Sau đó, họ sẽ đeo vào một chiếc vòng tay để bạn giữ làm kỉ niệm. Buộc chặt xong cũng là lúc “tình bạn” ngắn ngủi này kết thúc khi đối tượng này sẽ đòi trả tiền. Nếu thấy trường hợp này, đừng đưa tay ra cho họ xem mã hãy lảng đi. Khi thấy bị đuổi theo thì cứ đi theo đám đông du khách nào bạn nhìn thấy, chúng sẽ hết áp sát.

Buộc chặt xong cũng là lúc “tình bạn” ngắn ngủi này sẽ kết thúc khi đối tượng này sẽ đòi bạn trả tiền

Buộc chặt xong cũng là lúc “tình bạn” ngắn ngủi này kết thúc khi đối tượng này sẽ đòi bạn trả tiền

4. Tặng hoa

Đang đi dạo sông Seine lãng mạn, có cô gái hoặc chàng trai cầm đóa hồng tiến đến đưa cho bạn. Bạn nghĩ Pháp lãng mạn, hoa hồng là bình thường thôi, liền cầm lấy. Cầm xong đối tượng đòi tiền, bạn trả lại hoa, đối tượng chạy theo đòi tiền cho bằng được đến khi nào không làm được gì bạn nữa thì mới thôi. Nếu thấy có ai cầm hoa hồng tiếp cận, tốt nhất nên lờ đi và nói “No” thật to nhé.

Nếu thấy có ai cầm hoa hồng tiếp cận, tốt nhất nên lờ đi và nói “No” thật to

Nếu thấy có ai cầm hoa hồng tiếp cận, tốt nhất nên lờ đi và nói “No” thật to

5. Lừa đảo tại các bến tàu điện ngầm

Bạn đang mò mẫm mua vé đi metro, xếp hàng thì lâu, có một người nhìn khá giống nhân viên nhà ga tiến lại bán vé cho bạn, bạn muốn mua vé cho người lớn nhưng chúng đưa cho bạn vé trẻ em. Tất nhiên, vé trẻ em vẫn qua máy quét được nhưng nếu bị kiểm soát thì bạn sẽ bị phạt. Hay bạn không biết mua vé trên máy bán vé tự động, chúng cũng tiếp cận và giúp bạn mua để lừa đảo. Nếu muốn mua vé, một là tự mua, hai là lại quầy có nhân viên mua trực tiếp.

Bến tàu điện ngầm là địa điểm diễn ra nhiều kiểu lừa đảo ở Paris

Bến tàu điện ngầm là địa điểm diễn ra nhiều kiểu lừa đảo ở Paris

6. Ăn xin

Không phải ai cũng ăn xin chính đáng cả, nhất là tại mấy điểm tham quan đông người như ở tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, thường sẽ là phụ nữ ẵm con sáp đến bạn xin tiền kể lể này nọ nghèo khó bệnh tật. Bạn đừng nên thương hại mà cho họ, cứ lờ đi là tốt nhất.

Bạn đừng nên thương hại những người này mà cứ lờ đi là tốt nhất

Bạn đừng nên thương hại những người này mà cứ lờ đi là tốt nhất

 7. Móc túi 

Không chỉ riêng Paris mà móc túi và giật đồ đã trở thành vấn nạn của hầu hết các thành phố lớn ở Châu Âu. Thường những băng nhóm này sẽ giả vờ va trúng bạn để móc túi. Lợi dụng lúc bạn đi lạc hỏi đường, chờ đèn đỏ qua đường hay giả bộ không có vé đi metro xin qua máy quét với bạn để áp gần ra tay. Rồi móc lúc bạn chờ tàu điện, trên metro giờ cao điểm đông người…

Không chỉ riêng Paris mà móc túi và giật đồ đã trở thành vấn nạn của hầu hết các thành phố lớn ở Châu Âu

Không chỉ riêng Paris mà móc túi và giật đồ đã trở thành vấn nạn của hầu hết các thành phố lớn ở Châu Âu

Tóm lại đi du lịch Châu Âu nên để túi xách và ba lô trước ngực. Đừng để đồ giá trị trong túi không có dây kéo. Nên kiểm tra túi thường xuyên. Tránh đứng gần đám đông. Tránh xem điện thoại trên metro, trong nhà ga tàu điện hay vừa đi bộ vừa bấm điện thoại. Nếu đi một mình muốn ai đó chụp hình cho mình, nên chọn mặt gửi vàng mà nhờ họ chụp giùm. Thường nhờ các cặp người Tây thì sẽ an toàn hơn là nhờ người đi một mình.

8. Bán hàng rong

Nếu thấy đồ lưu niệm đẹp, nên ngắm từ xa đừng có đụng vào. Đụng mà không mua người bán sẽ ép mua cho bằng được. Còn nếu muốn mua nên trả giá. Tốt nhất nên đi vào các shop có niêm yết giá rồi quay lại mua chỗ hàng rong và trả giá thấp hơn nhé.

Bán hàng rong ở Pháp cũng chặt chém không kém gì Việt Nam đâu nhé

Bán hàng rong ở Pháp cũng chặt chém không kém gì Việt Nam đâu nhé

9. Cho chim bồ câu ăn để chụp hình

Giống như ở Italia, việc cho chim bồ câu ăn bị cấm ở Pháp và nếu bị bắt thì sẽ bị phạt rất nặng. Dựa vào sở thích của những du khách thích chụp ảnh cho chim bồ câu ăn mà nhiều đối tượng thường đưa đồ ăn cho khách du lịch và đòi tiền. Vì thế, hãy nhớ thật kĩ kiểu lừa đảo ở Paris này nhé.

Giống như ở Italia, việc cho chim bồ câu ăn bị cấm ở Pháp và nếu bị bắt thì sẽ bị phạt rất nặng

Giống như ở Italia, việc cho chim bồ câu ăn bị cấm ở Pháp và nếu bị bắt thì sẽ bị phạt rất nặng

10. “Nhét” thêm đồ trong các quán cà phê, nhà hàng 

Nhiều người phục vụ lợi dụng người châu Á “ngây thơ” cố tình thêm đồ để du khách phải trả thêm tiền. Đặc biệt thường gặp ở các quán cafe hay nhà hàng đông người như khu  Saint Michel. Vậy nên khi gọi đồ ăn đồ uống, phải rõ ràng và gọi đúng những thứ có trong menu và giá như trong menu. Nếu muốn an tâm, có thể hỏi giá luôn trước khi gọi để khi tính tiền không bị lừa.

Nhiều người phục vụ lợi dụng người châu Á “ngây thơ” cố tình thêm đồ để du khách phải trả thêm tiền

Nhiều người phục vụ lợi dụng người châu Á “ngây thơ” cố tình thêm đồ để du khách phải trả thêm tiền

Đa phần ở đâu cũng vậy, đi kèm với phát triển luôn tồn tại song song những mặt tối hay những yếu tố làm ảnh hưởng tới chuyến đi của bạn. Do đó, nếu yêu thích một nước Pháp lãng mạn thì hãy cứ mạnh dạn đi bạn nhé. Chỉ cần chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo và đề phòng cẩn thận thì không cần sợ những chiêu trò lừa đảo ở Paris mà ngay cả các nơi khác cũng vậy. Cuối cùng, Focus Asia Travel xin được chúc bạn có một chuyến đi an toàn và ngập tràn niềm vui nhé.