THỦ TỤC XIN VISA NHẬT CHO DU KHÁCH VIỆT

Nhật Bản hiện là một trong những điểm du lịch lý tưởng cho du khách Việt không chỉ bởi cảnh đẹp, văn hóa thú vị mà còn bởi giá thành hợp lý nhờ đồng yên giảm. Vậy, du khách Việt cần chuẩn bị những gì cho thủ tục làm visa Nhật? Cùng Focus Asia Travel tìm hiểu nhé!

Khách Việt du lịch Nhật Bản tự túc cần nộp giấy chứng minh tài sản, công việc và giấy tờ tùy thân, chờ trong khoảng 10-15 ngày làm việc.

Zalo

Theo website Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, khách Việt từ tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc sẽ nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Những người sống ở khu vực Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM.

Hiện tại, khách Việt muốn sang Nhật du lịch KHÔNG nộp hồ sơ thị thực và nhận kết quả trực tiếp tại Đại sứ quán hay Tổng Lãnh sự quán. Thay vào đó khách nộp qua đại lý ủy thác được chỉ định, theo yêu cầu từ phía Nhật Bản. Hà Nội và TP HCM đều có 13 đại lý ủy thác được chỉ định.

Theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, một trong 13 đại lý ủy thác tiếp nhận hồ sơ visa Nhật tại TP HCM, khách du lịch tự túc cần thực hiện đủ các giấy tờ sau:

Thông tin cá nhân

1. Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng so với ngày kết thúc chuyến đi dự kiến và 1 bản phô tô mặt hộ chiếu (phần ghi các thông tin cá nhân)

2. Đơn khai xin visa cho cá nhân. Trang 1 có dán ảnh 4.5×3.5 cm, nền trắng, được chụp mới nhất không quá 6 tháng. Trang 2 có ký tên của người làm visa. Nếu là trẻ nhỏ thì bố, mẹ ký chữ ký của bố, mẹ (mở ngoặc ghi cha mẹ ký thay). Trẻ bắt đầu từ lớp 1 tự ký tên.

3. Photo giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy khai sinh (nếu người đi cùng là người thân như vợ chồng, con cái).

4. Lịch trình lưu trú (theo form của Lãnh sự quán Nhật Bản).

5. Bản xác nhận đặt chỗ tất cả khách sạn có trong lịch trình (người đặt phòng là tên người làm đơn xin visa, thông tin ngày nhận và trả phòng).

Chứng minh công việc

– Hưu trí: Bản sao thẻ hưu trí hoặc quyết định nghỉ hưu, bảng lương hưu 3 tháng gần nhất.

– CB-CNV: Đơn xin nghỉ phép bản gốc, bản sao hợp đồng lao động, sao kê lương 3 tháng gần nhất.

– Chủ doanh nghiệp: Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Học sinh, sinh viên: Đơn xác nhận đang theo học tại trường, bản sao thẻ học sinh, sinh viên, đơn xin nghỉ phép.

Chứng minh tài chính

– Giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng do người xin visa đứng tên hoặc bản sao sổ tiết kiệm còn kỳ hạn. Tối thiểu 100 triệu đồng một người.

– Giấy chủ quyền sở hữu nhà đất, chứng khoán (nếu có).

Thời gian: dự kiến 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, không tính phát sinh.

Zalo

Trong trường hợp khách trượt visa du lịch, nếu muốn xin lại cùng loại phải đợi 6 tháng sau. Nếu xin visa sang loại khác như thăm thân, công tác sẽ không giới hạn thời gian chờ. Phía Nhật Bản không công khai lý do cụ thể những trường hợp bị từ chối không được cấp visa.

Các đại lý ủy thác sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của du khách cũng như theo dõi, nhận kết quả về theo lịch hẹn của Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán cũng như thông báo ngay khi có kết quả.

Với trường hợp khách mua tour đi Nhật từ các công ty du lịch được chỉ định tổ chức đoàn tour trọn gói tại Việt Nam, khách sẽ được làm e-visa. Thủ tục làm e-visa nhanh và đơn giản hơn vì có công ty du lịch đứng ra bảo lãnh. Thời gian khách chờ để nhận e-visa Nhật nhanh nhất là sau 5 ngày làm việc, trong khi đó thời gian chờ của khách du lịch tự túc là 6 ngày.

Zalo

 

Hiện tại tour đi Nhật vào dịp hè (tháng 6,7) được khách Việt yêu thích nhất là cung đường vàng Osaka – Kyoto – Nagoya – Phú Sĩ – Tokyo với lịch trình 6 ngày 5 đêm. Giá tour hiện tại từ 31,9 triệu đồng.

Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) hôm 22/4 công bố lượng khách Việt đến Nhật trong tháng 3 cao nhất lịch sử với 67.400 lượt, tăng 41% so với cùng kỳ 2019 và tăng gần 26% so với cùng kỳ 2023. Tháng 3 cũng là tháng thứ hai liên tiếp trong năm Việt Nam có lượng khách đến Nhật vượt mốc 60.000 lượt.